Tập huấn “Hỗ trợ cho thanh niên vay vốn khởi nghiệp” năm 2024.
Tập huấn “Hỗ trợ cho thanh niên vay vốn khởi nghiệp” năm 2024.
Hỗ trợ thanh niên tiếp cận các nguồn vốn, hỗ trợ tài chính thông qua các chương trình, chính sách ưu đãi cho thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp của Chính phủ; xây dựng các sàn giao dịch ý tưởng nhằm kết nối thanh niên với các quỹ đầu tư.
Tăng cường hỗ trợ vốn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh do đoàn viên, hội viên, thanh niên làm chủ thông qua nguồn vốn vay Quỹ Quốc gia về việc làm do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, UBND tỉnh quản lý; do Ngân hàng Chính sách xã hội huy động, nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội nhận ủy thác từ các địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm và nguồn vốn hợp pháp khác.
Đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm, kết nối các doanh nghiệp mới thành lập với các quỹ đầu tư hỗ trợ khởi nghiệp; tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể của thanh niên tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội và các ngân hàng thương mại.
Chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương phân bổ nguồn ngân sách để xây dựng các chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; vận động nguồn xây dựng quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại địa phương.
Xây dựng, phát triển các kênh hỗ trợ phân phối và tiêu thụ sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên. Cụ thể, định kỳ tổ chức các triển lãm, hội chợ sản phẩm khởi nghiệp; tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại giới thiệu sản phẩm khởi nghiệp.
Kết nối với các doanh nghiệp vận chuyển lớn ưu đãi chi phí vận chuyển các sản phẩm của thanh niên khởi nghiệp.
Tập huấn, bồi dưỡng, tư vấn cho thanh niên khởi nghiệp về các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, cung cấp thông tin về các thị trường quốc tế; tổ chức các chương trình tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hợp tác xã thanh niên áp dụng thương mại điện tử trong tiêu thụ sản phẩm.
Phát triển các mô hình chợ điện tử, liên kết với các sàn thương mại điện tử lớn để hỗ trợ giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm; xây dựng thương hiệu, xây dựng bộ nhận diện sản phẩm cho thanh niên khởi nghiệp.
Xây dựng, phát triển các kênh hỗ trợ phân phối và tiêu thụ sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên.
Mục tiêu cụ thể của Chương trình giai đoạn 1 (2022 - 2025) là hỗ trợ ít nhất 8.000 thanh niên khởi nghiệp, trong đó có 1.000 thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hằng năm, 100.000 thanh niên được trang bị kiến thức, tập huấn nâng cao năng lực về khởi nghiệp và quản trị doanh nghiệp.
Ít nhất 80.000 doanh nghiệp do thanh niên làm chủ được tư vấn, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.
Hỗ trợ thành lập 200 hợp tác xã do thanh niên làm chủ. Hằng năm hỗ trợ duy trì ít nhất 200 xã triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và có sản phẩm của thanh niên đạt chuẩn OCOP.
Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nền tảng cho thanh niên về khởi sự kinh doanh
Một trong các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình là hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp và phát triển kinh doanh: Tìm kiếm, sàng lọc và củng cố các ý tưởng khởi nghiệp có tiềm năng; hỗ trợ nâng cao năng lực kinh doanh, khởi nghiệp cho thanh niên; hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tiếp cận các nguồn vốn, các nhà đầu tư trong và ngoài nước; xây dựng, phát triển các kênh hỗ trợ phân phối và tiêu thụ sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên; hỗ trợ tư vấn pháp lý cho thanh niên khởi nghiệp; hỗ trợ liên kết, phát triển mạng lưới doanh nghiệp khởi nghiệp.
Trong đó, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nền tảng cho thanh niên về khởi sự kinh doanh, phát triển doanh nghiệp như: kiến thức về quản trị sản xuất, quản trị nhân sự, marketing, quản trị chất lượng, quản trị chuỗi cung ứng...
Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý tài chính, kế toán, thuế, hướng dẫn quản lý, sử dụng vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, cho thanh niên mới khởi nghiệp; giới thiệu, tư vấn, kết nối cho thanh niên có ý tưởng kinh doanh, khởi nghiệp tham quan thực tế các nhà máy, các doanh nghiệp điển hình trong từng lĩnh vực, ngành nghề.
Tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu cho thanh niên khởi nghiệp kiến thức về chuyển đổi số, áp dụng công nghệ số trong quản trị doanh nghiệp, sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, vận chuyển, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm và các nội dung khác trong quá trình sản xuất kinh doanh; hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp nâng cao năng lực kinh doanh theo chuỗi giá trị trên cơ sở khai thác thế mạnh, tiềm năng sẵn có của vùng miền, địa phương.
Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tiếp cận các nguồn vốn
Hỗ trợ thanh niên tiếp cận các nguồn vốn, hỗ trợ tài chính thông qua các chương trình, chính sách ưu đãi cho thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp của Chính phủ; xây dựng các sàn giao dịch ý tưởng nhằm kết nối thanh niên với các quỹ đầu tư.
Tăng cường hỗ trợ vốn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh do đoàn viên, hội viên, thanh niên làm chủ thông qua nguồn vốn vay Quỹ Quốc gia về việc làm do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, UBND tỉnh quản lý; do Ngân hàng Chính sách xã hội huy động, nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội nhận ủy thác từ các địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm và nguồn vốn hợp pháp khác.
Đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm, kết nối các doanh nghiệp mới thành lập với các quỹ đầu tư hỗ trợ khởi nghiệp; tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể của thanh niên tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội và các ngân hàng thương mại.
Chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương phân bổ nguồn ngân sách để xây dựng các chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; vận động nguồn xây dựng quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại địa phương.
Xây dựng, phát triển các kênh hỗ trợ phân phối và tiêu thụ sản phẩm
Xây dựng, phát triển các kênh hỗ trợ phân phối và tiêu thụ sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên. Cụ thể, định kỳ tổ chức các triển lãm, hội chợ sản phẩm khởi nghiệp; tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại giới thiệu sản phẩm khởi nghiệp.
Kết nối với các doanh nghiệp vận chuyển lớn ưu đãi chi phí vận chuyển các sản phẩm của thanh niên khởi nghiệp.
Tập huấn, bồi dưỡng, tư vấn cho thanh niên khởi nghiệp về các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, cung cấp thông tin về các thị trường quốc tế; tổ chức các chương trình tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hợp tác xã thanh niên áp dụng thương mại điện tử trong tiêu thụ sản phẩm.
Phát triển các mô hình chợ điện tử, liên kết với các sàn thương mại điện tử lớn để hỗ trợ giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm; xây dựng thương hiệu, xây dựng bộ nhận diện sản phẩm cho thanh niên khởi nghiệp.
Hằng năm, tỷ lệ thanh niên bước vào tuổi lao động cao nên công tác hỗ trợ khởi nghiệp, tạo việc làm cho thanh niên luôn được các cấp, ngành quan tâm. Tỉnh ưu tiên bố trí nguồn vốn ủy thác qua Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh và Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH cấp huyện cho thanh niên vay vốn khởi nghiệp.
Mô hình xẻ đá mỹ nghệ của anh Ngô Đức Quý, thôn Má Bắp, xã Hương Lạc (Lạng Giang).
Mô hình xẻ đá mỹ nghệ của anh Ngô Đức Quý (SN 1997), đoàn viên Chi đoàn thôn Má Bắp, xã Hương Lạc (Lạng Giang) là ví dụ. Cách đây 6 năm, anh Quý từng làm nghề xẻ đá mỹ nghệ song do vốn đầu tư ban đầu hạn hẹp nên mô hình kinh doanh có quy mô nhỏ. Năm 2023, thông qua tổ chức Đoàn hướng dẫn, anh được Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh cho vay 100 triệu đồng trong 3 năm với lãi suất ưu đãi để mở rộng sản xuất. Từ vốn vay cộng thêm tiền tích lũy của gia đình, anh mua máy móc, mở thêm một xưởng xẻ đá. Nhờ nhanh nhẹn, hoạt bát, sản xuất sản phẩm chất lượng nên việc kinh doanh của anh Quý ngày càng thuận lợi. Xưởng xẻ đá hoạt động ổn định, mỗi năm thu lãi 250-300 triệu đồng. Có thu nhập, hằng tháng, anh Quý trả lãi và một phần nợ gốc cho ngân hàng.
Không riêng anh Quý, anh Nguyễn Đình Hùng và Nguyễn Đình Chương cùng ở thôn Giếng, xã Tiên Lục (Lạng Giang)… được vay vốn nuôi thủy sản, thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng. Đến nay, toàn huyện Lạng Giang có 21 mô hình thanh niên được vay vốn khởi nghiệp, tập trung ở các xã: Hương Lạc, Hương Sơn, Tân Thanh, Thái Đào, An Hà, Yên Mỹ. Các trường hợp trên được vay vốn từ 3-5 năm với lãi suất 0,66%/tháng, tổng dư nợ gần 1,4 tỷ đồng.
Tương tự, tại huyện Yên Dũng có 24 thanh niên được vay vốn, mức vay phổ biến từ 80-100 triệu đồng/trường hợp, tổng dư nợ cho vay đạt gần 2,1 tỷ đồng. Thông qua nguồn vốn này, nhiều mô hình khởi nghiệp của thanh niên đã khẳng định hiệu quả. Điển hình như anh Dương Thanh Tùng, thôn Tiên Phong, xã Nội Hoàng. Cách đây 2 năm, anh Tùng mạnh dạn vay vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh 100 triệu đồng để nhân rộng đàn bò của gia đình. Ngoài 4 con bò ban đầu, anh mua thêm 4 con bò sinh sản. Với cách thức nuôi gối đàn, mỗi năm, nhà anh bán 3 con bò thương phẩm, thu khoảng 80 triệu đồng.
Mô hình nuôi bò của anh Dương Thanh Tùng, thôn Tiên Phong, xã Nội Hoàng (Yên Dũng)
Nhiều trường hợp khác tại Yên Dũng cũng sử dụng hiệu quả vốn vay khởi nghiệp như chị Vũ Thị Phương, thôn Bình Voi, xã Cảnh Thụy; Thân Thị Việt, thôn Nội, xã Nội Hoàng; Nguyễn Thị Dung, thôn Tân Độ, xã Tân Liễu… Ông Trần Văn Tuyên, Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện thông tin, được vay vốn ưu đãi, trên địa bàn huyện ngày càng có nhiều thanh niên dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Cầu nối "dẫn vốn" cho thanh niên
Nguồn vốn cho vay khởi nghiệp đã đáp ứng một phần nhu cầu của ĐVTN, qua đó họ có thêm nguồn lực đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Đến nay, từ nguồn vốn của tỉnh và các huyện, thị xã, TP ủy thác, toàn tỉnh có 261 mô hình thanh niên khởi nghiệp ở các lĩnh vực: Cơ khí, may mặc, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, kinh doanh vật liệu xây dựng được vay vốn… Tổng dư nợ cho vay hơn 24,7 tỷ đồng.
Để nguồn vốn vay phát huy hiệu quả, trước khi giải ngân, Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh và Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH các huyện, thị xã, TP đã phối hợp với tổ chức hội ở cơ sở, trong đó có đoàn thanh niên tuyên truyền về chính sách tín dụng ưu đãi để ĐVTN nắm được. Tổ chức rà soát, thẩm định, bình chọn đúng đối tượng. Các trường hợp được vay vốn trong độ tuổi từ 18-35, có nhu cầu vay vốn để tạo việc làm hoặc thu hút thêm lao động. Ngân hàng ưu tiên cho ĐVTN có ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo vay vốn. Qua đó tăng cường hỗ trợ thanh niên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để khởi nghiệp, góp phần phát triển KT-XH. Thời gian cho vay tùy theo từng dự án sản xuất, tối đa là 10 năm với lãi suất ưu đãi 0,66%/tháng.
Sau khi giải ngân, các tổ chức hội ở cơ sở nhận ủy thác đã tập trung tổ chức tập huấn lồng ghép kiến thức về khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật… cho thanh niên để phát triển mô hình bền vững, vượt khó vươn lên làm giàu. Trong vòng một tháng sau khi giải ngân, các tổ chức hội kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các trường hợp thụ hưởng sử dụng vốn đúng mục đích. Tổ tiết kiệm và vay vốn đôn đốc các trường hợp vay vốn trả lãi và gốc theo định kỳ.
Theo ông Hà Quốc Quân, Giám đốc Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh, trên cơ sở danh sách ĐVTN đã được bình xét cho vay tại cơ sở, Ngân hàng chỉ đạo, phân công cán bộ phối hợp với tổ chức hội các cấp hướng dẫn trường hợp thụ hưởng sớm hoàn thiện hồ sơ để giải ngân vốn vay kịp thời. Công tác giám sát được chú trọng nên đến nay hầu hết các mô hình thanh viên vay vốn khởi nghiệp đều phát huy hiệu quả, trả tiền lãi, tiền gốc hằng tháng đúng quy định.
Nguồn vốn tín dụng chính sách ngày càng phát huy hiệu quả, hỗ trợ nhiều ĐVTN phát triển kinh tế. Thời gian tới, Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh tiếp tục rà soát để giải ngân cho vay bảo đảm đúng đối tượng.
Nhằm hỗ trợ về vốn cho thanh niên sản xuất, kinh doanh, lập thân, lập nghiệp, UBND tỉnh đã phê duyệt đề án chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. Nguồn vốn do Ngân sách tỉnh ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh. Từ năm 2017 đến nay, đã có 50 mô hình bí thư chi đoàn tiên phong khởi nghiệp được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi này, với dư nợ 10 tỷ đồng. Ngoài ra, các cấp bộ đoàn trong tỉnh đang thực hiện quản lý vốn vay giải quyết việc làm của Trung ương Đoàn cho 26 dự án của thanh niên. Thực hiện ủy thác vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội cho hơn 24 nghìn hộ thanh niên là hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách khác vay, với tổng dư nợ trên 768 tỷ đồng.
Ngoài nguồn vốn tín dụng ưu đãi thông qua kênh tổ chức đoàn và hệ thống tín dụng ngân hàng chính sách, hiện nay, ngày càng nhiều các quỹ đầu tư, các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp quốc gia được thành lập. Nhiều doanh nghiệp lớn cũng sẵn sàng chia sẻ hỗ trợ cả về tài chính và kinh nghiệm cho những ý tưởng khởi nghiệp của thanh niên.
Thứ ba, 16/07/2024 21:41 (GMT+7)
(ĐCSVN) - Tiếp tục triển khai Đề án “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2018 - 2025”, đến nay, Tỉnh Đoàn Bắc Ninh đã hỗ trợ 198 dự án giúp thanh niên khởi nghiệp với tổng số vốn hỗ trợ hơn 150 tỷ đồng.
Dự án khởi nghiệp của anh Nguyễn Công Trung (huyện Yên Phong) phát triển sản xuất
theo hướng kinh doanh đồ gỗ, nội thất (nguồn ảnh: Báo Bắc Ninh)
Trong đó, huyện Lương Tài có 25 dự án (12,29 tỷ đồng), huyện Tiên Du 35 dự án (15,198 tỷ đồng), thị xã Thuận Thành 29 dự án (21,8 tỷ đồng), huyện Yên Phong 16 dự án (11,934 tỷ đồng), huyện Gia Bình 43 dự án (42,120 tỷ đồng); thành phố Bắc Ninh 11 dự án (12,922 tỷ đồng), thị xã Quế Võ 21 dự án (21,485 tỷ đồng) và thành phố Từ Sơn 18 dự án (15,739 tỷ đồng).
Bên cạnh hỗ trợ vốn, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã phối hợp tổ chức tập huấn kiến thức khởi nghiệp với các chuyên đề: “Các xu hướng khởi nghiệp dành cho giới trẻ”, “Bí quyết khởi nghiệp thành công”, “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác”. Tư vấn, hướng nghiệp cho trên 40.000 học sinh THPT và THCS; trên 7.000 đoàn viên, thanh niên, bộ đội xuất ngũ giúp hàng ngàn thanh niên có việc làm…
Đến nay, hầu hết các dự án đều giải ngân tốt, tạo việc làm thường xuyên, ổn định cho hàng nghìn lao động, không chỉ góp phần tạo hướng đi mới cho phát triển kinh tế mà còn giúp tập hợp thanh niên, phát triển tổ chức Đoàn ở nông thôn và các khu công nghiệp. Năm 2024, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hiệu quả sử dụng vốn với những dự án đã giải ngân; rà soát, tăng cường công tác tuyên truyền mở rộng đối tượng tiếp cận vốn, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên hoàn thiện thủ tục vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh./.