Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam Acv

Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam Acv

Trang TTĐTTH của Công ty cổ phần Đầu tư đổi mới công nghệ INTECH

Trang TTĐTTH của Công ty cổ phần Đầu tư đổi mới công nghệ INTECH

TỔNG CÔNG TY CẢNG HÀNG KHÔNG VIỆT NAM - CTCP

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bài này viết về pháp nhân liên kết với Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam và các doanh nghiệp liên quan. Đối với hãng hàng không chính mà pháp nhân này đại diện, xem

Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (tiếng Anh: Vietnam Airlines JSC, nguyên văn 'CTCP Hàng không Việt Nam') được thành lập ngày 27 tháng 5 năm 1995 trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng không, lấy Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam làm nòng cốt [1].

Đây là một công ty cổ phần hoạt động kinh doanh, có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do Tổng công ty quản lý.

Cho đến cuối năm 2011, công ty chiếm khoảng 80% thị phần giao thông hàng không tại Việt Nam.

Cơ cấu tổ chức Tổng công ty Hàng không Việt Nam gồm có:

Trong dự hướng cổ phần hóa các tập đoàn nhà nước, tháng 11 năm 2011, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đồng ý đẩy mạnh việc cổ phần hóa Vietnam Airlines giai đoạn 2011-2015, trong đó nhà nước giữ trên 50% vốn điều lệ, và cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Hàng không (Vinapco), trong đó Vietnam Airlines giữ trên 50% vốn điều lệ. Tuy nhiên, Chính phủ cho phép Vietnam Airlines được nắm giữ 100% vốn tại Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên Kỹ thuật máy bay (VAECO), và tự quyết định tỷ lệ cổ phần nắm giữ tại 3 xí nghiệp, gồm Thương mại mặt đất Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất và tái cơ cấu Công ty Bay dịch vụ hàng không (Vasco).

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (tiếng Anh: Airports Corporation of Vietnam - JSC, viết tắt: ACV) là một công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Đây là công ty cổ phần với 95,4% vốn điều lệ thuộc sở hữu của Nhà nước.

Các chi nhánh do ACV quản lý gồm có 10 cảng hàng không quốc tế: Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Cam Ranh, Đà Nẵng, Liên Khương, Phú Quốc, Cần Thơ, Phú Bài, Vinh, Cát Bi và 12 cảng hàng không quốc nội: Buôn Ma Thuột, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo, Tuy Hòa, Điện Biên, Nà Sản, Đồng Hới, Chu Lai, Pleiku, Phù Cát, Thọ Xuân.

Ngoài ra, ACV còn là chủ đầu tư xây dựng sân bay quốc tế Long Thành, dự kiến hoàn thành vào năm 2026.[1]

Tháng 2 năm 2012, Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam đã ra quyết định hợp nhất ba doanh nghiệp gồm Tổng công ty Cảng hàng không Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam thành Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam,[2] viết tắt là ACV.

Tháng 10 năm 2015, phương án cổ phần hóa ACV được Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Tháng 12 năm 2015, ACV tổ chức phiên bán đấu giá công khai cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO). Từ tháng 4 năm 2016, ACV chính thức hoạt động theo loại hình công ty cổ phần, đổi tên thành Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP.[3]

ACV được tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con với 01 công ty con, 11 công ty liên kết[4] và 22 chi nhánh cảng hàng không ở Việt Nam, trong đó có 10 cảng hàng không quốc tế và 12 cảng hàng không quốc nội.

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Thanh Mẫn và đoàn công tác, Vietnam Airlines đã ghi dấu cột mốc 30 năm đường bay thẳng Việt Nam – Nhật Bản và ký kết với với nhiều tỉnh thành và đối tác du lịch hàng đầu Nhật Bản.

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, Vietnam Airlines Group (gồm các hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13/01/2025 đến 12/02/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Đây là năm thứ hai liên tiếp Vietnam Airlines được tổ chức The Airline Passenger Experience Association (APEX) vinh danh là “Hãng hàng không 5 sao xuất sắc”.

Trong những thời điểm tình hình địa chính trị thế giới có những diễn biến phức tạp, kinh tế trong nước đối diện nhiều thách thức như hiện nay, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) càng khẳng định vai trò là công cụ hữu hiệu giữ ổn định kinh tế vĩ mô, điều tiết, dẫn dắt, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Những chuyến bay “Tô cam” của Vietnam Airlines mang đến cho hành khách những trải nghiệm đặc biệt với thông điệp ý nghĩa về bình đẳng giới, tôn trọng phụ nữ và trẻ em.

Tại “Chương trình giới thiệu Du lịch Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Trùng Khánh, Trung Quốc ngày 08/11/2024, Vietnam Airlines đã trao biên bản ghi nhớ hợp tác song phương với công ty du lịch GuangZhou Yuanzhilv Technology.

Vietnam Airlines được Bộ Công Thương và Hội đồng Thương hiệu quốc gia vinh danh là doanh nghiệp đạt “Thương hiệu quốc gia Việt Nam”. Lễ công bố diễn ra vào ngày 04/11, với sự tham dự và chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ.

Vietnam Airlines được vinh danh ở hai hạng mục Personalization (Cá nhân hóa, giải Bạc - không có giải Vàng) và Real Time Marketing (Tiếp thị theo thời gian thực, giải Đồng) cho chiến dịch “Million miles of wonder experiences”, tại lễ trao giải SMARTIES Vietnam 2024.

Ngày 27/10/2024, Vietnam Airlines chính thức khai trương đường bay thẳng Hà Nội - Phnom Penh và trở thành hãng hàng không duy nhất của Việt Nam khai thác đường bay thẳng giữa thủ đô hai nước. Đường bay mới sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới kết nối và giao thương giữa Việt Nam và Campuchia.

Từ ngày 28/10/2024, Vietnam Airlines sẽ chuyển toàn bộ hoạt động khai thác tại Sân bay quốc tế Đào Viên, Đài Loan (Trung Quốc) từ nhà ga T1 sang nhà ga T2. Việc chuyển đổi nhà ga khai thác sẽ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ của hãng và trải nghiệm của hành khách.

Chi nhánh Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP khu vực Việt Nam

(Chi nhánh Việt Nam) thông báo tuyển lao động năm 2023 như sau:

- Chuyên viên Thương mại hành khách: 07 (Hà Nội: 4, Đà Nẵng: 1, TP.Hồ Chí Minh: 2).

- Chuyên viên Thương mại hàng hóa: 01 (TP.Hồ Chí Minh).

- Chuyên viên Công nghệ thông tin: 01 (TP.Hồ Chí Minh).

- Chuyên viên Kế toán: 03 (TP.Hồ Chí Minh: 2, Cần Thơ: 1- kiêm thương mại).

- Chuyên viên Xây dựng cơ bản: 01 (TP.Hồ Chí Minh).

- Chuyên viên Giám sát khai thác sân bay địa phương: 12 (Phú Quốc: 4, Đà Lạt: 4, Hải Phòng: 2, Quy Nhơn: 1, Chu Lai: 1).

- Nhân viên dịch vụ bán: 5 (Hà Nội: 2, TP.Hồ Chí Minh: 3).

- Chế độ vé máy bay trong nước và quốc tế ưu đãi lên đến 90% cho CBCNV và người thân;

- Môi trường làm việc hiện đại, văn minh, chuyên nghiệp;

- Có cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp theo năng lực và hiệu quả công việc.

1.1. Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam;

1.2. Ngoại hình cân đối, ưa nhìn (Ưu tiên nam cao từ 1m65 trở lên, nữ cao từ 1m58 trở lên).

1.3. Có đủ sức khỏe để làm việc theo xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;

1.4. Độ tuổi (tính theo năm sinh): Không quá 32 tuổi; riêng chức danh Chuyên viên xây dựng cơ bản không quá 40 tuổi; ứng viên có từ 02 năm kinh nghiệm tại vị trí ứng tuyển trở lên không quá 35 tuổi.

1.5. Lý lịch bản thân, gia đình rõ ràng;

1.6. Có phẩm chất đạo đức tốt, không có tiền án tiền sự;

1.7. Những đối tượng sau đây không đủ điều kiện đăng ký dự tuyển:

+ Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích;

+ Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.

2. Yêu cầu về trình độ chuyên môn tại các vị trí chức danh:

2.1. Chuyên viên thương mại hành khách, Chuyên viên thương mại hàng hóa:

- Tốt nghiệp đại học trong và ngoài nước (loại hình đào tạo chính quy) chuyên ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, marketing, ngoại thương…

- Ưu tiên những ứng viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, bán hàng.

- Có kỹ năng làm việc độc lập & làm việc nhóm.

- Chứng chỉ tiếng Anh còn hạn, tối thiểu: TOEIC 600; TOEFL Paper 527; TOEFL CBT 197; TOEFL iBT 71; IELTS 5.5. Lợi thế khi có thêm Ngoại ngữ khác: Nhật, Hàn, Trung, Pháp...

- Có chứng chỉ tin học văn phòng (Word, Excel, Powerpoint). Ưu tiên có chứng chỉ IC3, MOS...

2.2. Chuyên viên công nghệ thông tin:

- Tốt nghiệp đại học trong và ngoài nước (loại hình đào tạo chính quy) chuyên ngành công nghệ thông tin, chuyên ngành về Hệ thống thông tin; Khoa học dữ liệu; Công nghệ phần mềm; Các chuyên ngành liên quan phân tích dữ liệu…

- Chứng chỉ tiếng Anh còn hạn, tối thiểu TOEIC 500; TOEFL Paper 477; TOEFL CBT 153; TOEFL iBT 53; IELTS 4.5.

- Nắm vững về một số nền tảng phát triển phần mềm: NET, JAVA. Hiểu biết sâu về một trong các ngôn ngữ lập trình C#; NET, JAVA cùng SQL, Oracle. Có khả năng làm việc trên các công cụ phân tích Tableau BI; Ưu tiên có kinh nghiệm phát triển mobile app, có kinh nghiệm trong lĩnh vực Tin học thống kê...

- Tốt nghiệp đại học trong và ngoài nước (loại hình đào tạo chính quy) chuyên ngành Kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng…

- Ưu tiên những ứng viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, kế hoạch, ngân sách, thống kê.

- Chứng chỉ tiếng Anh còn hạn, tối thiểu TOEIC 500; TOEFL Paper 477; TOEFL CBT 153; TOEFL iBT 53; IELTS 4.5.

- Sử dụng thành thạo phần mềm kế toán; Có chứng chỉ tin học văn phòng (Word, Excel, Powerpoint). Ưu tiên có chứng chỉ IC3, MOS...

2.4. Chuyên viên xây dựng cơ bản:

- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành xây dựng, kiến trúc…

- Kinh nghiệm chuyên môn: Tối thiểu 01 năm làm việc trong lĩnh vực xây dựng.

- Chứng chỉ tiếng Anh còn hạn, tối thiểu TOEIC 450; TOEFL Paper 450; TOEFL CBT 133; TOEFL iBT 46; IELTS 4.0.

- Có chứng chỉ Autocad, phần mềm thiết kế đồ họa 3D...; Có chứng chỉ tin học văn phòng (Word, Excel, Powerpoint). Ưu tiên có chứng chỉ IC3, MOS...

2.5. Chuyên viên giám sát khai thác làm việc tại sân bay địa phương:

(Phú Quốc, Đà Lạt, Quy Nhơn, Chu Lai, Hải Phòng)

- Tốt nghiệp đại học trong và ngoài nước (ưu tiên chuyên ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, marketing, ngoại thương…).

- Ưu tiên những ứng viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng không.

- Có kỹ năng làm việc nhóm, có tư duy phân tích và xử lý tình huống quyết đoán, chịu được áp lực công việc.

- Chứng chỉ tiếng Anh còn hạn, tối thiểu TOEIC 500; TOEFL Paper 477; TOEFL CBT 153; TOEFL iBT 53; IELTS 4.5.

- Có chứng chỉ tin học văn phòng (Word, Excel, Powerpoint). Ưu tiên có chứng chỉ IC3, MOS...

- Tốt nghiệp phổ thông trung học.

- Chứng chỉ tiếng Anh còn hạn: tối thiểu TOEIC 450; TOEFL Paper 450; TOEFL CBT 133; TOEFL iBT 46; IELTS 4.0. Lợi thế khi có thêm Ngoại ngữ khác: Nhật, Hàn, Trung, Pháp...

- Có chứng chỉ tin học văn phòng (Word, Excel, Powerpoint). Ưu tiên có chứng chỉ IC3, MOS...

1. Vòng 1 sơ tuyển hồ sơ: Ứng viên gửi hồ sơ bản scan qua email.

2. Vòng 2 thi viết: Thí sinh sẽ hoàn thành 02 bài thi: (1) Bài thi đánh giá tư duy logic/chỉ số cảm xúc (IQ/EQ); (2) Bài thi đánh giá kiến thức chuyên môn tại vị trí tuyển dụng

3. Vòng 3 phỏng vấn: Kiểm tra mức độ hiểu biết các vấn đề kinh tế, xã hội, đánh giá các kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết cho công việc.

2. Sơ yếu lý lịch tự thuật khai trong giai đoạn 06 tháng gần nhất, có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú hoặc cơ quan đang công tác;

3. Bản tóm tắt quá trình học tập, công tác của bản thân (bằng tiếng Việt);

4. Các hồ sơ, tài liệu chứng minh kinh nghiệm làm việc (Hợp đồng lao động, quá trình đóng bảo hiểm xã hội...);

5. Bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp Đại học và trên Đại học (nếu có), bảng điểm kết quả học tập. Đối với các văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp, phải được công chứng dịch tiếng Việt và nộp kèm theo bản công chứng Công nhận văn bằng của Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trường hợp ứng viên là sinh viên năm cuối đang chờ lấy bằng, thì bắt buộc phải có bản sao công chứng bảng điểm tạm thời trong đó đã hoàn thành chương trình học hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời.

6. Bản sao công chứng chứng chỉ Tiếng Anh (TOEIC/IELTS/TOEFL) còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ.

Trường hợp ứng viên thuộc đối tượng tốt nghiệp các trường đại học nước ngoài hoặc chứng chỉ Tiếng Anh đủ điểm theo tiêu chuẩn nhưng hết hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ có thể nộp giấy hẹn ngày thi của các đơn vị có thẩm quyền cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định, sau đó nộp bổ sung chứng chỉ tại thời điểm thực hiện vòng phỏng vấn trực tiếp;

7. Bản sao công chứng chứng chỉ Tin học. Các ứng viên có thể nộp bổ sung chứng chỉ tại thời điểm thực hiện vòng phỏng vấn trực tiếp;

8. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ khác (nếu có);

9. Bản sao công chứng CMND/CCCD;

10. Bản sao công chứng Giấy khai sinh;

11. 02 ảnh 4x6 (chụp trong vòng 6 tháng gần nhất);

12. Phiếu thông tin ứng viên (định dạng file excel).

1. Thời gian nhận hồ sơ: Từ ngày ra thông báo đến hết ngày 20/7/2023.

2. Phương thức tiếp nhận hồ sơ:

Ứng viên scan hồ sơ theo danh mục yêu cầu và nộp trực tuyến qua hòm thư điện tử: [email protected]

*** Yêu cầu: Tiêu đề email ghi theo cú pháp:

Địa điểm làm việc - Vị trí ứng tuyển - Họ và tên ứng viên

Ví dụ: HCM - Chuyên viên kế toán - Nguyễn Văn A

Ứng viên đủ điều kiện dự vòng thi viết trực tiếp nộp hồ sơ bản giấy (bản sao có công chứng) cho Tổ giúp việc HĐTD, yêu cầu mang theo bản gốc để đối chiếu. Trường hợp ứng viên không có đầy đủ giấy tờ, bằng cấp theo quy định hoặc các thông tin trên giấy tờ không trùng khớp với các thông tin trong hồ sơ nộp trực tuyến, ứng viên bị loại khỏi danh sách dự thi vòng thi viết.

*** Lưu ý: Trong trường hợp ứng viên không trúng tuyển, HĐTD sẽ không trả lại hồ sơ cho ứng viên.

- Vòng 2 thi viết: Tại văn phòng Chi nhánh Việt Nam ở các địa phương có ứng tuyển.

- Vòng 3 phỏng vấn: Tại trụ sở Chi nhánh Việt Nam TP. Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Tòa nhà điều hành 49 Trường Sơn, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM.

Chi nhánh Việt Nam sẽ hỗ trợ phương tiện đi lại cho các ứng viên vào vòng phỏng vấn.

- HĐTD sẽ thông báo cho các ứng viên.