Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Câu hỏi phần nghe viết trang 20 Tiếng Việt 2 Tập 1 Kết nối tri thức
Câu 2: Đặt một câu nêu hoạt động của em ở trường.
- Trong lớp, em chăm chú nghe giảng.
- Trong giờ học, em giơ tay phát biểu xây dựng bài.
- Em tưới nước cho cây hoa trong vườn trường.
- Em chăm chỉ tập viết chữ đẹp.
- Em chơi nhảy dây với các bạn giờ ra chơi.
- Giờ ra chơi, em cùng các bạn tập thể dục nhịp điệu.
- Em học hát bài mới trong tiết âm nhạc.
- Em giặt giẻ lau và lau bảng thật sách trước khi vào tiết học mới.
- Hôm nay ở trường em ăn cơm với thịt băm và rau cải thìa.
Các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? trên trang Facebook để tìm các bài văn mẫu đạt điểm cao chọn lọc nhé.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 2 góc Học tập của HoaTieu.vn.
Với tóm tắt lý thuyết giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10 Bài 1: Một số nội dung điều lệnh quản lí bộ đội và điều lệnh công an nhân dân sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với 17 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDQP 10.
Giáo dục quốc phòng 10 Bài 1: Một số nội dung điều lệnh quản lí bộ đội và điều lệnh công an nhân dân
A. Lý thuyết GDQP 10 Bài 1: Một số nội dung điều lệnh quản lí bộ đội và điều lệnh công an nhân dân
I. Một số nội dung cơ bản của điều lệnh quản lí bộ đội
- Thực hiện đúng 10 lời thề danh dự và 12 điều kỉ luật khi quan hệ với nhân dân.
- Luôn rèn luyện ý chí chiến đấu, khắc phục mọi khó khăn, không sợ hi sinh, gian khổ, quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
- Tuyệt đối phục tùng lãnh đạo, chỉ huy, chấp hành nghiêm mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên và điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội.
- Tích cực học tập chính trị, quân sự, văn hoá, khoa học kĩ thuật và pháp luật để không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực. Rèn luyện thể lực, tác phong chiến đấu và công tác, sử dụng thành thạo vũ khí, khí tài và các phương tiện kĩ thuật được trang bị.
- Giữ gìn đoàn kết nội bộ, đề cao tự phê bình và phê bình, trung thực, bình đẳng, thương yêu, tôn trọng, bảo vệ, giúp đỡ lẫn nhau lúc bình thường cũng như khi chiến đấu.
- Giữ gìn vũ khí, trang bị, tài sản của quân đội, bảo vệ và tiết kiệm của công, không tham ô, lãng phí.
- Tuyệt đối giữ bí mật của Nhà nước và quân đội
- Đoàn kết, bảo vệ và giúp đỡ nhân dân, tôn trọng lợi ích chính đáng và phong tục tập quán của nhân dân
- Tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Gương mẫu chấp hành pháp luật của Nhà nước
- Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản, làm tròn nghĩa vụ quốc tế, góp phần vào sự nghiệp cách mạng của các dân tộc
- Chấp hành đúng chính sách đối với tù binh, hàng binh, tích cực tiến hành công tác tuyên truyền đặc biệt.
- Quân nhân khi gặp nhau phải chào, cấp dưới phải chào cấp trên trước, người được chào phải chào lại.
- Quân nhân gọi nhau bằng “đồng chí” và xưng “tôi”, sau tiếng “đồng chí” có thể nói tiếp cấp bậc, chức vụ, họ tên người mà mình tiếp xúc. Đối với cấp trên có thể gọi là “thủ trưởng”, nghe gọi đến tên, quân nhân phải trả lời “có”. Khi nhận lệnh trao đổi công việc xong, quân nhân phải nói “rõ”, nếu chưa rõ phải hỏi lại.
- Trong lúc nghỉ ngơi, quân nhân có thể xung hô với nhau theo tập quán thông thường.
3. Chế độ làm việc và sinh hoạt trong ngày của quân nhân
Trong điều kiện bình thường, chế độ làm việc, sinh hoạt trong ngày của quân nhân gồm:
Các quân nhân tập thể dục buổi sáng
- Trang phục của quân nhân gồm:
- Quân nhân mặc trang phục từng mùa theo quy định.
Mẫu đồng phục Quân Đội Nhân dân Việt Nam mới nhất năm 2022
II. Một số nội dung cơ bản của điều lệnh công an nhân dân
1. Chức trách của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân
- Thực hiện nghiêm túc 5 lời thề danh dự, 10 điều kỉ luật của Công an Nhân dân Việt Nam
- Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện theo 6 điều Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy Công an nhân dân
Lễ Tuyên thệ của các chiến sĩ mới (Đại đội cảnh sát II - ở Nghệ An)
- Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của Bộ trưởng Bộ Công an và của địa phương nơi cư trú.
- Chấp hành nghiêm chỉnh sự lãnh đạo, chỉ đạo, chương trình, kế hoạch công tác
- Thực hiện đúng quy chế làm việc, quy trình công tác, điều lệnh công an nhân dân, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
- Tích cực học tập nâng cao trình độ chính trị, pháp luật, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học;
- Rèn luyện thể lực, tác phong công tác, kĩ năng sử dụng các loại phương tiện, vũ khí, kĩ thuật, chiến thuật…
- Giữ gìn đoàn kết, thực hiện tự phê bình và phê bình, trung thực, thẳng thắn, thương yêu, tôn trọng, giúp đỡ đồng chí, đồng đội cùng tiến bộ.
- Đề cao cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn hoạt động diễn biến hoà bình, chống phá của các thế lực thù địch
- Nêu cao ý thức trách nhiệm vì nhân dân phục vụ, kính trọng, lễ phép với nhà dân
- Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân khi gặp nhau phải chào, cấp dưới phải chào cấp trên trước, người được chào phải chào lại.
- Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân xưng hô với nhau bằng “đông chí” và “tôi”, sau tiếng “đồng chí” có thể gọi cấp bậc, họ tên, chức vụ của người mình tiếp xúc, đối với cấp trên có thể gọi là “thủ trưởng”, khi nghe gọi tên mình thì trả lời “có”, nhận lệnh hoặc trao đổi xong công việc thì trả lời “rõ”, nếu chưa rõ phải hỏi lại.
- Khi làm việc và quan hệ công tác với cán bộ và nhân dân tuỳ từng trường hợp có thể gọi bằng đồng chí” và xưng “tôi”, hoặc tuỳ theo lứa tuổi để xưng hô sao cho phù hợp với phong tục, truyền thống văn hoá Việt Nam
3. Trang phục của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân
- Trang phục của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân gồm:
+ Trang phục thường dùng xuân hè
+ Trang phục thường dùng thu đông
- Trang phục của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải được sử dụng đúng mục đích theo quy định.
Trang phục công an nhân dân Việt Nam
B. 17 câu trắc nghiệm GDQP 10 Bài 1: Một số nội dung điều lệnh quản lí bộ đội và điều lệnh công an nhân dân
Câu 1. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng cách xưng hô của quân nhân?
A. Có thể gọi cấp dưới là “thủ trưởng”.
B. Khi nhận lệnh, quân nhân phải nói “có”.
C. Gọi nhau bằng “đồng chí” và xưng “tôi”.
D. Nghe gọi đến tên, quân nhân phải trả lời “rõ”.
Câu 2. Hình ảnh dưới đây cho biết về loại trang phục nào của quân nhân lục quân?
Câu 3. Cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân phải thực hiện mấy lời thề danh dự?
Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúngchức trách của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân?
A. Tu dưỡng, rèn luyện theo 6 điều Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy.
B. Thực hiện nghiêm túc 10 lời thề danh dự, 5 điều kỉ luật.
C. Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng.
D. Giữ gìn đoàn kết, thực hiện tự phê bình và phê bình.
Câu 5. “Đề cao cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn hoạt động diễn biến hoà bình, chống phá của các thế lực thù địch” - đó là
C. chức trách của công an nhân dân.
D. chức năng của công an nhân dân.
Câu 6.Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng cách chào hỏi của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân?
A. Người được chào phải chào lại.
B. Người được chào không cần chào lại.
C. Cán bộ, chiến sĩ khi gặp nhau không phải chào.
D. Người cấp trên phải chào người cấp dưới trước.
Câu 7. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng cách xưng hô của của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân?
A. Có thể gọi cấp dưới là “thủ trưởng”.
B. Khi nhận lệnh, chiến sĩ phải nói “có”.
C. Gọi nhau bằng “đồng chí” và xưng “tôi”.
D. Nghe gọi đến tên, chiến sĩ phải trả lời “rõ”.
Câu 8. Thông tin dưới đây cho em biết về điều gì?
- Đối với tự mình phải: cần, kiệm, liêm, chính
- Đối với đồng sự phải: thân ái, giúp đỡ
- Đối với Chính phủ phải: tuyệt đối trung thành.
- Đối với nhân dân phải: kính trọng lễ phép.
- Đối với công việc phải: tận tụy.
- Đối với địch phải: cương quyết, khôn khéo.
A. 5 lời thề danh dự của công an nhân dân.
B. 10 điều kỉ luật của công an nhân dân.
C. 10 lời thề danh dự của quân nhân.
D. 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân.
Câu 9. Quân nhân phải thực hiện mấy lời thề danh dự?
Câu 10. Quân nhân phải thực hiện bao nhiêu điều kỉ luật?
Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúngchức trách của quân nhân?
A. Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản, làm tròn nghĩa vụ quốc tế.
B. Giữ gìn vũ khí, trang bị, tài sản của quân đội, bảo vệ và tiết kiệm của công.
C. Thực hiện đúng 12 lời thề danh dự và 10 điều kỉ luật khi quan hệ với nhân dân.
D. Giữ gìn đoàn kết nội bộ, đề cao tự phê bình và phê bình, trung thực, bình đẳng.
Câu 12. “Giữ gìn vũ khí, trang bị, tài sản của quân đội, bảo vệ và tiết kiệm của công, không tham ô, lãng phí” - đó là
Câu 13. “Chấp hành đúng chính sách đối với tù binh, hàng binh, tích cực tiến hành công tác tuyên truyền đặc biệt” - đó là
Câu 14.Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng cách chào hỏi của quân nhân?
A. Người được chào phải chào lại.
B. Người được chào không cần chào lại.
C. Quân nhân khi gặp nhau không phải chào.
D. Người cấp trên phải chào người cấp dưới trước.
Câu 15. Theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: đối với đồng sự, người công an nhân dân phải
Câu 16. Theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: đối với Chính phủ, người công an nhân dân phải
Câu 17. Theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: đối với công việc, người công an nhân dân phải
- Được rèn luyện và trưởng thành trong quân ngũ qua khai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ
- Ông sáng tác nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, ký sự, kịch.
- Nhiều tác phẩm như: Xung đột (1959-1962), Mùa lạc (tập truyện ngắn, 1960), Thời gian của người (1985)…
- Chủ đề khá phong phú: về nông thôn trong quá trình xây dựng cuộc sống mới, về bộ đội trong những năm chiến tranh chống Mỹ, về những vấn đề xã hội - chính trị có tính thời sự và đời sống tư tưởng, tinh thần của con người hiện nay trước những biến động phức tạp của đời sống.
- Vị trí: Ông là nhà văn có sức viết dồi dào, có một phong cách riêng, độc đáo đã góp cho nền văn học cách mạng.
- Xuất xứ: in trong tập truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Khải.
- Hoàn cảnh ra đời: khi đất nước có nhiều thăng trầm, biến động, những giá trị truyền thống cũng dần phai mờ, đặc biệt là những giá trị của người Hà Nội.
+ Phần 1: Từ đầu đến toàn của nhà làm cả, lên biếu cô và các em: Giới thiệu về cô Hiền.
+ Phần 2: Tiếp theo đến “rút lui ngay”: Cô Hiền trong thời kì hòa bình lặp lại.
+ Phần 3: Tiếp theo đến “đại khái là như thế”: Cô Hiền trong thời kì chiến tranh chống Mĩ
+ Phần 4: Còn lại: Cô hiền trong những năm thời kỳ hòa bình, đổi mới.
+ Kết lắng lại những suy tư của tác giả về bà Hiền – một người Hà Nội tiêu biểu trong những người Hà Nội. Trong mắt nhìn của tác giả, bà Hiền là biểu tượng của đất Hà thành, một thế hệ mang đậm “chất kinh kì” còn ở lại cùng Hà Nội hôm nay.
+ Tác giả muốn khắc đậm bản lĩnh cốt cách người Hà Nội.
+ Kích thích trí tò mò, hứng thú của độc giả vừa thể hiện những suy tư của tác giả
* Lai lịch: Gốc Hà Nội, có nhan sắc, thông minh, gia đình nề nếp, yêu văn chương
* Nếp sống thanh lịch dù thời cuộc có đầy biến động
- Hôn nhân: Nghiêm túc, thực tế
- Sinh con: Có ý thức trách nhiệm.
- Quản lý gia đình: Chủ động, tự tin trong vai trò của người mẹ, người vợ.
- Dạy con: Chú ý đến ″văn hóa của người Hà Nội″
- Cách sinh hoạt: không thay đổi trước biến động của thời cuộc.
- Thông minh, tỉnh táo và thức thời:
+ Năm 1956, bán một trong hai ngôi nhà cho người kháng chiến ở.
+ “Chú tuy chưa già nhưng đành để ngồi chơi, các em sẽ đi làm cán bộ, tao sẽ phải nuôi một lũ ăn bám, dù họ có đủ tài để không phải sống ăn bám”.
+ Trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ: tôn trọng danh dự của con, bằng lòng cho con ra trận.
→ Là người giàu lòng tự trọng, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.
+ Ứng xử với chính sách cải tạo tư sản của nhà nước.
- Có đầu óc thực tế, sự trung thực, thẳng thắn:
+ Không có lòng tự ái, sự ganh đua, thói thời thượng, không có cái lãng mạn hay mơ mộng viển vông.
+ Đã tính là làm, đã làm là không để ý đến lời đàm tiếu của thiên hạ => bản lĩnh, có lập trường.
+ Đi lấy chồng: dù giao du rộng nhưng chọn làm vợ một ông giáo cấp Tiểu học hiền lành, chăm chỉ => cả Hà Nội “kinh ngạc”.
+ Tính toán cả chuyện sinh đẻ sao cho hợp lí, đảm bảo tương lai con cái.
+ Nhận ra niềm vui hơi quá mức và có phần thỏa mãn của con người sau chiến thắng.
→ Trầm tĩnh, từng trải và tỉnh táo, không bị cuốn theo tâm lí đám đông..
+ Khi cháu là cán bộ cách mạng về chơi, chồng và con gọi là “đồng chí”, bà nhắc nhở phải gọi là “anh Khải” ⇒ biết nhìn nhận mọi việc theo đúng bản chất, thức thời nhưng không xu thời.
+ Khi cháu – người cách mạng hỏi về cuộc sống mới khi giải phóng, bà nhận xét thẳng thắn, sắc sảo, không giấu diếm.
- Trân trọng, nâng niu, gìn giữ truyền thống văn hoá người Hà Nội:
+ Ở lại Hà Nội, không đi sơ tán
→ Có tình yêu Hà Nội, gắn bó với Hà Nội, dù mọi người sơ tán nhưng cô cùng những người bạn của mình vẫn cố gắng bám trụ để giữ Hà Nội, sống cùng Hà Nội bởi đó là một phần không thể thiếu trong cuộc đời cô.
+ Dặn dò bọn trẻ: “Là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tuỳ tiện, buông tuồng”
+ Coi việc giữ gìn nếp sống là một cách “tự trọng, biết xấu hổ”.
=> Là hạt bụi vàng của Hà Nội: Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng
=> biểu tượng của vẻ đẹp tinh tế, sức sống bất diệt của văn hoá Hà Thành.
- Xưng “tôi” – “đồng chí Khải”, là “anh Khải” – truyện được kể ở ngôi thứ nhất, qua điểm nhìn, nhận định của nhân vật “tôi”
=> Tăng tính chân thật, sức hấp dẫn cho câu chuyện.
+ Một người lính cụ Hồ từ chiến khu Việt Bắc về tiếp quản Thủ đô.
+ Là cháu – họ hàng xa của nhân vật cô Hiền.
=> người đã chứng kiến và tham gia vào nhiều chặng đường lịch sử của dân tộc; cảm nhận những việc được và chưa được trong thời kì cải tạo tư sản, khôi phục kinh tế ở miền Bắc.
=> Có biết bao chiêm nghiệm, suy tư về lẽ đời trong thời kì đổi mới.
+ Yêu Hà Nội, hiểu Hà Nội, say mê nét đẹp văn hóa của người Hà Nội.
+ Có ý thức khẳng định kinh nghiệm cá nhân, giỏi quan sát, ưa triết luận, có óc hài hước và cái nhìn nhân hậu
=> Cái nhìn lịch lãm, sâu sắc, thiên về kể, ít tả và kể bằng phân tích, bình luận, kể bằng những gì mình đã chứng kiến, trải qua, đã nghiệm thấy
=> Cách kể chuyện vừa thân tình vừa hóm hỉnh nhưng vẫn khẳng định được giá trị của kinh nghiệm cá nhân bằng một giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý cùng ngôn ngữ vừa giản dị vừa giàu ngụ ý và triết lý.
- Cô Hiền được ví như “Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng!”
+ Hạt bụi vàng là hình ảnh một vật nhỏ bé, khiêm nhường mà cao đẹp, quý báu. Những hạt bụi vàng như thế hợp lại thành ánh vàng chói sáng, đó chính là phẩm giá đã thành bản sắc Hà Nội, thành truyền thống của người Hà Nội nghìn năm văn hiến.
+ Là hình ảnh so sánh đặc sắc thể hiện sự khái quát nghệ thuật cao, trong đó có sự đối lập mà thống nhất giữa thân phận và giá trị, biểu hiện được mối gắn bó giữa cá nhân với cộng đồng, chứa đựng niềm trân trọng và tự hào của tác giả.
- Câu chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh được cô Hiền kể lại cho Khải – người cháu họ xa, cũng là người kể chuyện nghe vào một lần ghé thăm.
+ Câu chuyện về cây si cổ thụ đã nói lên quy luật bất diệt của sự sống: “Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được”.
+ Cây si cũng là một biểu tượng nghệ thuật, một hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp của Hà Nội: có thể bị tàn phá, “bị nhiễm bệnh” nhưng vẫn là một người Hà Nội với truyền thống văn hóa đã được nuôi dưỡng suốt trường kì lịch sử, là cốt cách, tinh hoa, linh hồn của đất nước.
- Tạo tình huống truyện độc đáo, đặc sắc.
- Giọng điệu trần thuật: vừa tự nhiên, dân dã, hài hước vừa chiêm nghiệm, suy tư, triết lí.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo.
- Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện đại.
Một người Hà Nội” Khẳng định sức sống bền bỉ của các giá trị văn hóa mang nét đẹp Hà Nội. Gửi gắm niềm thiết tha gìn giữ các giá trị ấy cho hôm nay và cho cả mai sau. Nhân vật cô Hiền là “một người Hà Nội” mãi mãi là hạt bụi vàng trong bể vàng trầm tích của văn hóa xứ sở