Bạn là du học sinh, sinh viên Việt tới Đức du học nghề và đang cần tìm nhà, phòng trọ ở Đức mà vẫn chưa có kết quả phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn “Cách tìm nhà trọ ở Đức nhanh nhất có thể”, quá trình kiếm nhà ở dễ dàng hơn về việc chọn lựa nhà ở Đức.
Bạn là du học sinh, sinh viên Việt tới Đức du học nghề và đang cần tìm nhà, phòng trọ ở Đức mà vẫn chưa có kết quả phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn “Cách tìm nhà trọ ở Đức nhanh nhất có thể”, quá trình kiếm nhà ở dễ dàng hơn về việc chọn lựa nhà ở Đức.
Chi phí tiện ích thường không phải là một phần của tiền thuê nhà. Bạn sẽ bắt gặp hai thuật ngữ khác nhau liên quan đến giá thuê một căn hộ: Warmmiete (thuê ấm) và Kaltmiete (thuê lạnh).
Kaltmiete (thuê lạnh) không phải là giá cuối cùng, cuối tháng bạn cần trả thêm các tiện ích như điện, nước, hệ thống sưởi, thu gom rác, cáp truyền hình,… Vì vậy, tiền thuê lạnh + các tiện ích tạo = tiền thuê ấm, là tổng giá thuê hằng tháng của bạn.
Tiền cọc chắc chắn phải đóng trong khi làm hợp đồng thuê nhà, để làm tin. Tùy vào chủ trọ mà sẽ có mức tiền cọc khác nhau.
Cách tìm nhà trọ ở Đức nhanh nhất có thể liên tục cập nhật thông tin của bạn trên các trang web tìm kiếm nhà để có thể các chủ nhà có thể liên lạc với bạn và bạn cũng có thể xem được các thông tin mới nhất về nhà, phòng trọ ở Đức với giá hấp dẫn. Các trang tìm nhà nổi tiếng cho sinh viên tại Đức:
Khi đã tìm được thì hãy liên lạc với chủ nhà nhanh nhất có thể qua điện thoại, giới thiệu ngắn gọn về thông tin cá nhân và lý do bạn muốn sống, hẹn gặp chủ nhà vào thời gian và thời điểm nhanh gọn nhất, tới xem nhà và chốt cọc với chủ nhà.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý chỉ khi ký hợp đồng nhà và ở hết tháng rồi mới chuyển tài khoản để tránh các rắc rối nếu bị lừa.
Ở trung tâm thành phố Đức, 1 phòng ngủ có giá thuê khooảng 750 euro/tháng. Giá thuê nhà, căn hộ ở Đức ngoại ô khoảng 570 euro/tháng.
Đồ gia dụng như máy giặt, máy sấy… trong nhà ở , căn hộ cho thuê ở Đức rất có thể sẽ không bao gồm trong căn nhà được cho thuê. Nếu bạn cần, hãy yêu cầu nhà chủ lắp hoặc tự mình xác định và mua lắp chúng.
Giá thuê nhà ở Berlin Đức được tính theo m2/tháng. Mức giá trung bình 7,05 – 8 euro/m2. Từ khoảng 4 euro/m2 ở Vogtlandkreis (huyện phía tây nam của bang Sachsen), Wunsiedel (quận phía đông bắc bang Bavaria),… lên tới 10 euro/m2 ở Berlin; 10,4 euro/m2 ở Stuttgart; 16 euro/m2 ở Munich….
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn “ tìm phòng trọ ở Đức nhanh nhất ”. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ trực tiếp với Intereducation theo số Hotline :0903 79 11 86 để được giải đáp kịp thời!
Nhưng dù thế nào chăng nữa, trọ trong những căn nhà bạc tỉ bỏ hoang ấy cũng chỉ là vạn bất đắc dĩ.
Hai người già trong căn biệt thự
Ngoài trời cơn mưa giăng khắp lối, ở quán nhỏ ven đường tại khu đô thị Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội, ông Nguyễn Quốc Khanh đang buồn rười rượi nhìn ra ngoài đường. Quán nước hôm nay không một bóng người, thậm chí cả mấy ông già hay đánh cờ cũng mất hút.
Quán của ông Khanh nằm trong căn biệt thự xây thô bỏ hoang, xung quanh cỏ mọc um tùm, rác thải vứt bừa bộn. Người đàn ông đã sắp bước vào ngưỡng lục tuần, quê Thanh Hóa, cho biết: “Mấy năm trước tôi ra Hà Nội mưu sinh, đi làm bảo vệ cho các công trình nhưng toàn bị nợ lương. Cuộc sống khó khăn chẳng đủ tiền nuôi miệng, nuôi vợ con chứ nói gì đến chuyện thuê nhà”.
Thế là ông Khanh tìm đến khu biệt thự bỏ hoang chưa có người ở tại Văn Quán này để mưu sinh. Ông cùng vợ mở quán nước nho nhỏ, ngoài ra còn bơm vá xe đạp, xe máy kiếm vài đồng lẻ sống qua ngày. Kể về căn nhà hoang mình đang ở, ông cho biết: “Nhà này bỏ hoang 10 năm rồi, không thấy bán cũng chẳng có chủ đến ở. Tôi ở đây một thời gian dài nhưng chẳng biết mặt mũi ông chủ ấy ra sao”.
Ông Khanh và vợ tất nhiên được ở và bán quán miễn phí tại căn biệt thự hoang này. Nhưng khởi đầu, thông qua một người môi giới, ông Khanh được chủ căn biệt thự thuê quét dọn với giá công 1 triệu đồng.
“Cậu không thể tưởng tượng được căn biệt thự bỏ hoang mấy năm bộ mặt của nó kinh khủng đến thế nào đâu. Cỏ mọc um tùm, dây leo chằng chịt khắp nhà và lên cả tầng 2, tầng 3. Bơm kim tiêm của bọn nghiện hút vứt bừa bãi, rác thải ngập đầu, rồi còn là nhà vệ sinh công cộng cho mọi người phóng uế, hôi thối kinh khủng”.
Ông Khanh cho biết mình và người bạn đã phải dọn suốt ba ngày mới tạm sạch ngôi nhà biệt thự bỏ hoang này, nhưng người chủ hứa trả 1 triệu đồng chẳng bao giờ xuất hiện. Không được bất cứ đồng tiền công nào, ông Khanh đành vào đây ở cho qua ngày đoạn tháng và đỡ phí công.
Ngoài vài đồ hàng nước ra, vợ chồng ông Khanh chỉ có một chiếc xe đạp cà tàng để đi lại. Chỗ ăn, chỗ ngủ hết sức tạm bợ, chủ yếu là đồ thải của nhà giàu, ông Khanh tiếc xin về kê làm cái giường, cái ghế...
Căn biệt thự bỏ hoang 10 năm cũng đã rêu phong, mốc mác, xuống cấp, không có cửa, không điện, không nước. Ông Khanh trần tình: “Sống và mưu sinh ở đây cũng khổ lắm, nhất là những ngày mưa, nắng, gió bão, rồi còn phải canh chừng người ta mang rác thải ra đây vứt hoặc phóng uế. Sống trong căn biệt thự đã từng được định giá 17 tỉ này đâu có sung sướng gì”.
Tại khu đô thị mới Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội, hiện có không dưới 20 ngôi biệt thự, nhà liền kề xây thô đang bị bỏ hoang. Ba năm nay, một trong số những căn biệt thự nói trên đã trở thành “phòng trọ” miễn phí của Nguyễn Trọng Hoang và chín người khác là công nhân của Công ty lắp đặt thiết bị xây dựng Thanh Phúc. Tất cả đều quê ở huyện Quốc Oai, Hà Nội.
Công việc của Hoang là hằng ngày đi lắp đặt các loại ống thoát khí cho các căn hộ mới xây dựng. Dù phải làm việc vất vả nhưng lương công nhân mỗi tháng chỉ được 3-4 triệu đồng, nên Hoang cùng các bạn rủ nhau về dọn dẹp một số căn phòng trong khu nhà xây đã bỏ hoang mấy năm nay để ở tạm. Vì là nơi ở tạm nên mọi thứ rất đơn giản. Mỗi phòng chỉ có hai chiếc giường tầng, một số dây phơi để treo quần áo, một vài bình nước uống.
Khi được hỏi về chuyện vệ sinh, tắm giặt ở đây thì Hoang cho biết: “Điện, nước sinh hoạt đều do công ty mắc về phòng cho. Còn tắm giặt, vệ sinh thì dùng chung trong một khu nhà vệ sinh tập thể ở dãy nhà bỏ hoang này”. Hoang cho biết thêm cả dãy nhà này có khoảng 20 công nhân khác cũng đang ở trọ như vậy.
Cuộc sống ở trọ miễn phí trong nhà hoang cũng gặp rất nhiều tủi cực: “Bọn tôi cực chẳng đã mới phải ở đây thôi anh à. Chứ ở đây thiếu thốn đủ thứ sinh hoạt, tối đến cũng chẳng đi đâu được. Quanh đây người nghiện đến chích cũng nhiều, không cẩn thận là giẫm phải kim tiêm. Mấy đứa có người yêu thì chẳng dám đưa về đây chơi”.
Đối diện với khu trọ của những thanh niên ấy là khu trọ của những phụ nữ từ Phú Thọ lên đây. Phòng của bà Ngọc Thị Bàng (51 tuổi) có sáu người đều quê ở Thanh Sơn, Phú Thọ. Người lên đây từ sớm cũng đã được bảy năm, còn người mới lên đây là một cô gái vừa tốt nghiệp cấp III, làm thuê ở Hà Nội.
Bà Bàng đến Hà Nội làm đã được năm năm. Lúc đầu bà làm đủ nghề, từ buôn đồng nát, nhặt rác, nhặt ve chai, bán đồ dạo..., rồi xin về làm công nhân cho Công ty xây dựng Hà Châu. Hằng ngày, công việc của bà là dọn dẹp, thu dọn đồ đạc ở công trường. “Công việc này không vất vả lắm, các anh ấy bảo làm gì thì mình làm đó. Mỗi ngày cũng được 90.000 đồng. Nhưng mấy tháng nay các chị bị nợ lương, nên cũng chán”.
“Ở đây, các chị sợ nhất là muỗi. Vì nhà lâu năm bỏ hoang nên buổi tối cứ về nhà là phải mắc màn chống muỗi. Với khổ nữa là trộm. Cứ hở ra cái gì là mất cái đấy. Đến quần áo, khi đi làm, các cô cũng không dám phơi ở ngoài” - bà Bàng nói.
Khu đô thị Mộ Lao, quận Hà Đông được xem là nơi có nhiều căn nhà hoang nhất Hà Nội. Nhưng khác với xóm nhà hoang tại Văn Khuê hay Văn Quán, để được vào ở, mưu sinh trong nhà hoang Mộ Lao, người lao động phải thuê với cái giá khá “chát”. Một số căn biệt thự ở Mộ Lao bỏ hoang nhưng đều được chủ nhà rào lại bằng dây thép gai, ván gỗ... Nếu ai muốn kinh doanh, ở trọ phải trả tiền cho chủ.
Chúng tôi tạt vào một căn biệt thự hoang có vị trí đắc địa đang được cho thuê. Anh Lê Ngọc Bình cho biết: “Dạo này kiếm một chỗ trọ và mở cửa hàng trong nội thành khó quá nên tôi đưa gia đình ra đây tìm căn nhà hoang để mở quán cơm bụi kiêm sửa xe”. Căn biệt thự hoang nhưng Bình vẫn phải móc túi 7 triệu đồng/tháng để đưa cho ông chủ nhà. Căn biệt thự này xây xong từ năm 2010, rộng 235m2, được chủ nhà mua nhưng không ở. Sau đó, ông rao bán 16 tỉ đồng suốt hai năm trời nhưng chưa ai nhòm ngó nên chủ nhà cho Bình thuê. Bình và gia đình khi đến phải dọn hai ngày mới xong. Bình cho là giá thuê quá “chát”, bởi khu này hẻo lánh nên làm ăn khó lắm. Chính vì thế vợ chồng Bình chỉ còn cách đăng tin cho thuê lại vài phòng tầng 2, 3 để bù đắp chút vốn. Nhưng cũng chẳng có ai dám đến ở trọ, quán cơm thì vắng khách, người qua lại sửa xe càng hiếm.
Ngoài Bình, ở khu nhà hoang Mộ Lao còn có lác đác vài hộ ngoại tỉnh đến sống và mưu sinh. Có người may mắn được mở quán nước dưới mái hiên của căn nhà hoang mà không phải mất tiền thuê. Còn ai muốn thuê cả căn nhà như Bình đều phải mất vài triệu đồng/tháng cho chủ sở hữu.