Khi đến Khu du lịch sinh thái Bạc Liêu, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức những món ăn đặc sản nổi tiếng như bánh xèo, lẩu mắm và gỏi cuốn tôm thịt. Những món ăn này không chỉ mang hương vị đặc trưng của miền Tây mà còn gắn liền với truyền thống ẩm thực của người dân nơi đây. Việc thưởng thức các món ăn này sẽ giúp bạn hiểu thêm về văn hóa ẩm thực địa phương.
Khi đến Khu du lịch sinh thái Bạc Liêu, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức những món ăn đặc sản nổi tiếng như bánh xèo, lẩu mắm và gỏi cuốn tôm thịt. Những món ăn này không chỉ mang hương vị đặc trưng của miền Tây mà còn gắn liền với truyền thống ẩm thực của người dân nơi đây. Việc thưởng thức các món ăn này sẽ giúp bạn hiểu thêm về văn hóa ẩm thực địa phương.
Kim cương vốn được coi là nữ hoàng của các loại đá quý, là biểu tượng của sức mạnh, quyền lực, sự giàu sang và tình yêu vĩnh cửu. Trang sức kim cương của Ngọc Châu Âu với kiểu dáng hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến càng tôn vinh vẻ đẹp vĩnh cửu của kim cương, giúp người sở hữu tỏa sáng rực rỡ.
Qua nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc, đá quý, Ngọc Châu Âu dần khẳng định thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế.
Với thế mạnh trang sức kim cương thiên nhiên, trang sức vàng bạc & kim cương nhân tạo, Ngọc Châu Âu đã và đang bắt kịp xu thế của thị trường thông qua việc đưa ra những bộ sưu tập tinh tế và hoàn thiện nhất.
Có thể nói, sau 10 năm hoạt động và phát triển, Ngọc Châu Âu đã trở thành cái tên quen thuộc trên thị trường trang sức, với những thiết kế sang trọng và đẳng cấp nhất.
Ngọc Châu Âu – giá trị của thương hiệu
Các sản phẩm của Ngọc Châu Âu cung cấp vô cùng đa dạng và phong phú như: Kim cương thiên nhiên, trang sức kim cương thiên nhiên, trang sức vàng, kim cương nhân tạo, trang sức bạc, đá quý nhân tạo… cùng rất nhiều mẫu mã có thể đáp ứng mọi nhu cầu làm đẹp của khách hàng.
Những sản phẩm vàng bạc, đá quý và trang sức kim cương thương hiệu Ngọc Châu Âu được chế tác bởi những người thợ lành nghề có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thiết kế và chế tạo đá quý. Chính vì vậy mà sản phẩm làm ra không những giữ được vẻ đẹp nội tại của đá quý mà còn tôn thêm sự sang trọng và quý phái của người sử dụng.
Với phương châm đặt uy tín và sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu, Ngọc Châu Âu cam kết mang đến những sản phẩm chất lượng nhất với giá cả cạnh tranh trên thị trường. Ngọc Châu Âu có xưởng sản xuất riêng giúp hạ giá thành sản phẩm, kết hợp với các chế độ hậu mãi, tư vấn và chăm sóc tận tình, khách hàng sẽ vô cùng hài lòng khi trải nghiệm dịch vụ của chúng tôi.
Hãy đến với Ngọc Châu Âu để chiêm ngưỡng những tinh hoa của nhân loại và để tôn vinh giá trị và đẳng cấp của bạn.
NGỌC CHÂU ÂU DIAMONDS & JEWELRY – Tôn vinh sắc đẹp Vĩnh Cửu
K33 có 25 thành viên học ở 3 khoa: Hội họa (19 người), Điêu khắc (3 người), Đồ họa (3 người). Triển lãm là một cuộc gặp gỡ của nghệ thuật, cũng là dịp các nghệ sĩ tri ân với các thầy cô, tri ân với cuộc đời bằng các tác phẩm của mình.
Sau 30 năm ra trường, các thành viên K33 mỗi người chọn một con đường phát triển, định hình phong cách riêng trong sáng tạo nghệ thuật, khẳng định tên tuổi bằng các cuộc triển lãm cá nhân. Dù là họa sĩ, nhà điêu khắc, sáng tác chuyên nghiệp hay rẽ sang làm báo, là giáo viên, giảng viên các trường đại học… thì họ vẫn bền bỉ làm nghệ thuật. Nhiều tác phẩm của các nghệ sĩ đã có mặt trong bộ sưu tập của các nhà sưu tập trong và ngoài nước.
Sau 3 cuộc triển lãm (2006, 2017, 2018) kể từ khi ra trường, triển lãm lần thứ tư “Gặp gỡ tháng Ba” trưng bày 92 tác phẩm sơn mài, lụa, sơn dầu, acrylic, điêu khắc với nhiều đề tài phong phú của 11 tác giả. Các tác phẩm trưng bày đa dạng về phong cách sáng tác, nổi bật nhất là phong cách hiện thực biểu hiện.
Tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Đình Quang, Nguyễn Phúc Lợi đã đạt được độ chín về nghề với các tác phẩm về phong cảnh và đời sống vùng quê nông thôn Bắc Bộ cũng như vùng rẻo cao.
Họa sĩ Nguyễn Thị Yên Trang có thế mạnh màu nước và lụa cũng rất duyên khi chuyển sang acrylic với bức phong cảnh “Mùa hoa mận” hay “Tĩnh vật hoa hồng”.
Họa sĩ Nguyễn Quang Minh vẫn tiếp tục theo đuổi đề tài thiếu nữ là thế mạnh của anh với các tác phẩm “Hiền”, “Thu”, “Dáng xưa”, “Sen hồng”...
Họa sĩ Nguyễn Quang Huy vẫn giữ được nét hồn nhiên mà vô cùng sống động với những sinh hoạt đời sống với loạt tác phẩm về các phiên chợ vùng cao.
Tranh của họa sĩ Nguyễn Đắc Tiến đầy ý nghĩa nhân sinh. Nữ họa sĩ Hoàng Hải Yến cho người xem thưởng thức một phong cách dịu dàng, nhẹ nhàng đầy nữ tính.
Các tác phẩm họa sĩ Lê Ngọc Huyền đa dạng về phong cách, khi vẽ lụa thì nghiêm cẩn nhưng tung tẩy khi phóng tác trên chất liệu sơn dầu.
Nữ điêu khắc gia Lưu Thanh Lan mang đến triển lãm một loạt sáng tác của chị trên các chất liệu gỗ, gốm, đồng… với các tạo hình hiện đại mang tính biểu hiện cao.
Người xem cảm nhận rõ hơi thở của mùa xuân xao động trong tranh phong cảnh của Nguyễn Trác Cường và xúc động khi xem tranh của họa sĩ Nguyễn Thanh Bình. Dù họa sĩ không còn nữa nhưng các tác phẩm của anh vẫn trong tim bạn bè và người yêu hội họa.
Triển lãm mở cửa đến ngày 26-3.
Một số tác phẩm trong triển lãm:
Hội nghị nằm trong chuỗi các hoạt động do Bộ Ngoại giao tổ chức hàng năm nhằm hỗ trợ các địa phương tăng cường hội nhập quốc tế, thu hút các nguồn lực từ bên ngoài về phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Kể từ năm 2017, Hội nghị “Gặp gỡ Nhật Bản” được định kỳ tổ chức hàng năm và qua các kỳ tổ chức luôn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ, đồng hành của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam; lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, hiệp hội quan trọng của Nhật Bản tại Việt Nam, đông đảo doanh nghiệp và đối tác Nhật Bản.
Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, hợp tác Việt Nam-Nhật Bản đang ở vào giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất trong lịch sử quan hệ hai nước. Hai bên đã đạt được sự tin cậy chính trị sâu sắc, hợp tác hiệu quả, thực chất trên mọi lĩnh vực. Việt Nam vinh dự là điểm đến trong các chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi nhậm chức của các Thủ tướng Nhật Bản như Thủ tướng Shinzo Abe và Thủ tướng Suga Yoshihide vào các năm 2013 và 2020.
Đặc biệt, chuyến thăm Việt Nam của Hoàng Thái tử và Công nương Nhật Bản từ ngày 20 - 25/9/2023 đã đóng góp quan trọng vào việc tăng cường sự hiểu biết và tình cảm gắn bó, gần gũi giữa nhân dân hai nước, qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản phát triển lên tầm cao mới.
Bộ trưởng nhấn mạnh, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư là điểm sáng trong quan hệ giữa hai nước. Trong hợp tác về kinh tế, Nhật Bản luôn là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là đối tác số một về ODA, thứ hai về lao động, thứ ba về đầu tư và du lịch, thứ tư về thương mại.
Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO), 70% doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam có ý định tiếp tục và mở rộng hoạt động tại Việt Nam, 88% doanh nghiệp Nhật Bản kỳ vọng doanh thu tại Việt Nam sẽ tăng lên trong tương lai. Cùng với xu thế phát triển chung của quan hệ hữu nghị hợp tác Việt - Nhật, giao lưu, hợp tác giữa địa phương hai nước thời gian qua phát triển mạnh mẽ, thực chất.
Địa phương hai nước đã thiết lập khoảng 100 cặp quan hệ, ký kết hơn 110 văn kiện hợp tác trong nhiều lĩnh vực như: đầu tư, thương mại, lao động, đào tạo nguồn nhân lực, giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân. Cùng với đó, giao lưu, trao đổi đoàn giữa lãnh đạo địa phương hai nước diễn ra sôi động, đi vào chiều sâu, là một trong những nhân tố quan trọng góp phần tăng cường hợp tác đầu tư, thương mại, lao động, giao lưu nhân dân giữa hai nước.
Bộ trưởng khẳng định, Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện ngoại giao tại Nhật Bản coi việc hỗ trợ các địa phương Việt Nam kết nối với các đối tác Nhật Bản là nhiệm vụ quan trọng.
Trong 5 năm qua, bình quân mỗi năm Bộ Ngoại giao đã hỗ trợ 15 - 20 đoàn lãnh đạo đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thăm làm việc tại Nhật Bản, trong đó có nhiều địa phương đã trực tiếp tham gia chương trình Quảng bá Địa phương Việt Nam tại Nhật Bản như: Bạc Liêu, Cần Thơ, Kon Tum, Thừa Thiên - Huế, Yên Bái...
Bộ Ngoại giao cũng đã tổ chức hội nghị “Gặp gỡ Nhật Bản” thường niên từ năm 2017 tại Khánh Hòa, Cần Thơ, Nghệ An, Đắk Lắk để hỗ trợ kết nối 34 tỉnh thành phố các khu vực Trung Bộ, Tây Nam Bộ và Tây Nguyên với Đại sứ quán và các cơ quan đối tác quan trọng của Nhật Bản.
Trên cơ sở các chương trình kết nối đó, nhiều dự án hợp tác Việt-Nhật thiết thực đã được thúc đẩy. Năm 2023 - năm kỷ niệm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước, Bộ Ngoại giao cũng đã phối hợp, hỗ trợ nhiều địa phương (Thanh Hóa, Bình Định, Bình Dương, Khánh Hòa, Hưng Yên..) tổ chức các hoạt động kết nối với đối tác Nhật Bản trực tiếp tại địa phương.
Theo Bộ trưởng, tại Hội đàm cấp cao với Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio ngày 21/05/2023 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thống nhất cùng Chính phủ Nhật Bản tiếp tục thúc đẩy làn sóng đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam trong các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi năng lượng và khẳng định Việt Nam tiếp tục tạo môi trường đầu tư minh bạch, thuận lợi với các điều kiện về đất đai, con người, môi trường, chính sách để thu hút nguồn vốn đầu tư Nhật Bản. Đây là cơ hội vô cùng thuận lợi để thúc đẩy hợp tác cấp địa phương giữa hai nước.
Bộ trưởng mong muốn Hội nghị “Gặp gỡ Nhật Bản 2023” lần này là cơ hội tốt, giúp lãnh đạo tất cả các cơ quan đại diện của Nhật Bản và cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam gặp gỡ cùng trao đổi, tìm hiểu, xúc tiến các lĩnh vực hợp tác tiềm năng với lãnh đạo và đại diện đến từ tất cả các tỉnh, thành phố và doanh nghiệp của Việt Nam.
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio bày tỏ vui mừng dự sự kiện “Gặp gỡ Nhật Bản 2023” với số lượng đại biểu hai nước đến tham dự đông nhất từ trước đến nay, thể hiện sự quan tâm cao của cả hai phía Nhật Bản và Việt Nam.
Đại sứ Yamada Takio cũng nhấn mạnh, năm 2023 là năm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Bản và Việt Nam, đánh dấu mốc quan hệ hợp tác mới giữa hai nước. Hai nước đang hợp tác sâu rộng trên các lĩnh vực như: bảo đảm an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, giao lưu con người và đang thực sự trở thành đối tác chiến lược toàn diện của nhau.
Đại sứ mong nhận được sự hợp tác giữa các địa phương Nhật Bản và các tỉnh, thành của Việt Nam sẽ được xúc tiến mạnh mẽ hơn nữa và kỳ vọng rằng Hội nghị ‘Gặp gỡ Nhật Bản’ lần này sẽ là bước tiến quan trọng trong việc đưa quan hệ giao lưu giữa các địa phương hai nước bước sang giai đoạn mới.
Hội nghị đã trao đổi, làm rõ những phương hướng lớn và nhiều biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trên các lĩnh vực thương mại – đầu tư, giáo dục – đào tạo, hợp tác nguồn nhân lực, hợp tác văn hóa, du lịch, giao lưu nhân dân cũng như quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian tới.
Trong khuôn khổ Hội nghị đã diễn ra Lễ cắt băng khai trương gian hàng trưng bày sản phẩm tiêu biểu Việt Nam - Nhật Bản và 3 Phiên chuyên đề với những chủ đề được hai bên quan tâm hiện nay: Tăng cường thương mại - đầu tư; Giáo dục - đào tạo và hợp tác nguồn nhân lực; Hợp tác phát triển văn hóa, du lịch.