Lương Lao Động Nông Nghiệp Hàn Quốc Đơn Thư Ở Việt Nam

Lương Lao Động Nông Nghiệp Hàn Quốc Đơn Thư Ở Việt Nam

Việt Nam và Hàn Quốc vừa ký kết nhiều văn kiện hợp tác nhằm tăng cường hợp tác kinh tế thương mại giữa hai bên ngay tại chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Điều đó càng thúc đẩy các doanh nghiệp Hàn Quốc tham gia đầu tư mạnh hơn vào Việt Nam, bởi vậy ôngGaku Echizenya - Tổng giám đốc Navigos Group Việt Nam, cho rằng sắp tới nhu cầu tuyển dụng, lao động của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam sẽ tăng cao…

Việt Nam và Hàn Quốc vừa ký kết nhiều văn kiện hợp tác nhằm tăng cường hợp tác kinh tế thương mại giữa hai bên ngay tại chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Điều đó càng thúc đẩy các doanh nghiệp Hàn Quốc tham gia đầu tư mạnh hơn vào Việt Nam, bởi vậy ôngGaku Echizenya - Tổng giám đốc Navigos Group Việt Nam, cho rằng sắp tới nhu cầu tuyển dụng, lao động của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam sẽ tăng cao…

Hàn Quốc tăng cường cơ chế đào tạo, tuyển chọn lao động nước ngoài vào làm việc

Ông Nguyễn Gia Liêm - Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động Việt Nam cho biết, thời gian tới, Hàn Quốc thông qua huy động hoặc sử dụng các dự án hỗ trợ bằng vốn ODA của Hàn Quốc tăng cường công tác đào tạo nghề ở nước phái cử từ đó tuyển chọn được nhiều người lao động có tay nghề phù hợp đưa sang làm việc tại quốc gia này.

Người lao động Việt Nam đi làm nông nghiệp tại Hàn Quốc. Ảnh: NN

Lao động đang làm việc tại Hàn Quốc nếu được chứng nhận là lao động làm việc liên tục thâm niên thì có thể làm việc liên tục tại Hàn Quốc tối đa 10 năm + a thời gian (a là thời gian phía Hàn Quốc sẽ xem xét và công bố sau) mà không cần xuất cảnh về nước làm các thủ tục tái nhập cảnh như hiện nay. Trong thời gian làm việc, đối tượng lao động này có thể chuyển đổi sang lao động lành nghề visa E-7 hoặc visa E - 4 nếu thỏa mãn các điều kiện chuyển đổi.

Người lao động sau khi được chứng nhận là lao động làm việc liên tục thâm niên thì trong khoảng thời gian nhất định sẽ phải làm việc ở doanh nghiệp được chỉ định mà không được chuyển nơi làm việc.

Đối với nhân lực chuẩn lành nghề được tiếp nhận trực tiếp từ nước phái cử thì thời gian cư trú liên tục tối đa lên tới 10 năm mà không cần phải về nước làm lại các thủ tục tái nhập cảnh. Trong thời gian làm việc cũng có thể chuyển đổi sang visa E-7 hoặc visa E - 4 nếu thỏa mãn các điều kiện chuyển đổi.

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) cho biết, trong năm 2022, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 142.779 người, đạt 158,64% kế hoạch.

Theo đánh giá của Bộ LĐTBXH, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong năm 2022 đã dần phục hồi trong 6 tháng cuối năm, tập trung chủ yếu ở các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)…

Cụ thể, Nhật Bản vẫn là thị trường tiếp nhận lao động thu hút nhiều lao động Việt Nam nhất năm 2022 với 67.295 người, tiếp đó là các thị trường Đài Loan (Trung Quốc) với 58.598 lao động, Hàn Quốc 9.968 lao động, Singapore 1.822 lao động, Trung Quốc 910 lao động, Romania 721 lao động, Hungary 775 lao động, Nga 467 lao động, Ba Lan 494 lao động và các thị trường khác.

Ngày 25/6, mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh một nữ lao động người Việt ngất xỉu khi làm việc tại nông trại ở miền Trung của Hàn Quốc.

Anh Sinh, chủ nhân đoạn clip, cho hay người phụ nữ trong đoạn clip là đồng nghiệp của mình. Họ là sang Hàn Quốc làm thời vụ theo visa E8 (lao động ngắn hạn). Đoạn clip người phụ nữ ngất xỉu được ghi lại khi cả nhóm đang làm việc tại nông trại giữa trời nắng nóng.

Người phụ nữ sau khi ngất xỉu một lúc đã tỉnh dậy và tiếp tục công việc.

Lao động Việt ngất khi làm nông trại ở Hàn Quốc (Ảnh cắt từ clip: NVCC).

Theo anh Sinh, mỗi ngày, anh và đồng nghiệp thường bắt đầu đến nông trại làm việc từ 6h. Công việc của họ là thu hoạch nông sản và được tính lương dựa trên sản lượng. Do vậy, mọi người đều tranh thủ làm từng phút để tăng thu nhập, bất kể mưa nắng.

Trung bình, mỗi ngày một lao động tại nông trại có thể kiếm được khoảng 2 triệu đồng. Tuy nhiên, họ phải đánh đổi thời gian và công sức làm không ngừng nghỉ.

Dưới phần bình luận, nhiều người bày tỏ sự thương cảm dành cho người Việt phải tha hương để kiếm tiền.

"Tôi cũng từng làm ở nông trại Hàn Quốc và hiểu được cảnh vất vả. Mặc dù thu nhập tốt nhưng đổi lại sức khỏe cũng bị bào mòn nhiều. Thấy cảnh này mới thương đồng hương mình hơn", tài khoản L.N. bình luận.

"Nhìn cảnh này rơi nước mắt vì người thân mình cũng đang làm việc ở nước ngoài. Để đổi lấy đồng tiền lo cho gia đình, người Việt luôn cắn răng chịu đựng mọi cực nhọc", tài khoản T.D. chia sẻ.

Là một lao động làm tại nông trại ở Hàn Quốc, anh Quân (quê tại tỉnh Cà Mau) cho hay đối với loại visa E8, lao động có thể ở lại Hàn làm việc trong 5 tháng và có quyền xin gia hạn thêm 3 tháng nữa.

Theo đó, công việc thường bắt đầu vào buổi chiều, tối. Để kiếm thêm thu nhập, anh Quân đăng ký làm cho nhiều nông trại cùng lúc rồi phân chia thời gian đến làm. Có những ngày anh Quân làm việc 18 tiếng để đổi lấy thu nhập 300.000 won (khoảng 5,5 triệu đồng).

"Công việc tay chân nên vất vả nhưng đổi lấy đồng lương rất xứng đáng. Chủ nông trại cũng không ép người lao động làm nhiều mà để cho chúng tôi chủ động quyết định sản lượng làm. Sản lượng càng nhiều thì thu nhập càng cao, đôi lúc chúng tôi chỉ ăn cơm, nghỉ ngơi tầm 10 phút rồi làm tiếp, vì không muốn lãng phí thời gian", anh Quân nói.