Với tình hình sản xuất kinh doanh sụt giảm, đặc biệt với các doanh nghiệp sản xuất ô tô thời gian qua, Bộ Công Thương cho rằng việc giảm 50% phí trước bạ ô tô sẽ hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Với tình hình sản xuất kinh doanh sụt giảm, đặc biệt với các doanh nghiệp sản xuất ô tô thời gian qua, Bộ Công Thương cho rằng việc giảm 50% phí trước bạ ô tô sẽ hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Xây dựng thương hiệu (Branding) là tổng hợp các phương pháp marketing và truyền thông để giúp phân biệt một công ty hoặc sản phẩm với các đối thủ cạnh tranh, với mục đích là để tạo ra ấn tượng dài lâu trong tâm trí của khách hàng. Các thành tố chính tạo ra một thương hiệu đầy đủ bao gồm bản sắc thương hiệu, truyền tải thương hiệu (ví dụ như thông qua logo và nhãn hiệu), nhận thức thương hiệu, lòng trung thành thương hiệu và các chiến lược xây dựng và quản trị thương hiệu khác.
1. Tạo la bàn thương hiệu vững chắc (Brand Compass) 2. Xây dựng văn hóa công ty (Company Culture) 3. “Tính cách” của thương hiệu (Brand Personality) 4. Chiến lược về kiến trúc thương hiệu (Brand Architecture) 5. Tên thương hiệu và Slogan 6. Nhận diện thương hiệu 7. Định hình giọng nói và thông điệp thương hiệu (Brand Voice and Messaging) 8. Website 9. Mạng xã hội
Như vậy với những nội dung trên, bằng cách hiểu Thương hiệu là gì hiệp hội Marketing Hoa Kỳ? hay những giá trị mà thương hiệu có thể mang lại cho doanh nghiệp của bạn trong dài hạn, bạn có thể chủ động trong việc đầu tư nhiều hơn và bài bản hơn trong suốt quá trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Nếu có vướng mắc có thể phản hồi trực tiếp qua bài viết dưới đây hoặc liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời nhất.
Vai trò của Hiệp hội VASEP là hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Với vai trò này, hiệp hội đã và đang tiến hành nhiều hoạt động, bao gồm:
VASEP đã và đang làm tốt vai trò “cầu nối” giữa các doanh nghiệp, kết nối doanh nghiệp với người nuôi trồng thủy sản và Chính phủ; tập trung thường xuyên đánh giá diễn biến thị trường, đề xuất các giải pháp, kịp thời thông tin, tuyên truyền để người dân biết, có kế hoạch sản xuất phù hợp. VASEP là địa chỉ đáng tin cậy để trao đổi thương mại, phi thương mại và tìm kiếm các cơ hội hợp tác tốt đẹp trên cơ sở cùng có lợi.
Một sản phẩm có thể bị bắt chước nhanh chóng và khi công nghệ phát triển các sản phẩm ngành càng trở nên tương đồng thì sự khác biệt của các doanh nghiệp chính là hai từ “thương hiệu”. Theo thời gian, thương hiệu ngày càng thể hiện rõ vị trí và vai trò của nó trong doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải chú trọng hơn. Xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp từ lâu đã trở thành một trong những mục tiêu chiến lược của các doanh nghiệp nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Theo đó, bài viết sau đây Luật ACC xin giải đáp thắc mắc về Thương hiệu là gì hiệp hội Marketing Hoa Kỳ?
Thương hiệu là gì hiệp hội Marketing Hoa Kỳ?
Khái niệm thương hiệu (thuật ngữ tiếng Anh là Brand) đã được trình bày trong cuốn “What is brand” được đăng trên trang web của tổ chức thương hiệu Interbrand thì khái niệm thương hiệu xuất phát từ thuật ngữ Na Uy cổ “Brandr”, nghĩa là “đóng dấu bằng sắt nung”, được bắt nguồn từ người Anglo-Saxon với ý nghĩa: chủ nuôi đánh dấu lên các con vật của mình để nhận ra chúng. Xuất phát từ thuật ngữ này, thương hiệu còn được hiểu một cách cô đọng đó là “dấu ấn sâu đậm” của khách hàng về sản phẩm và doanh nghiệp (Tôn Thất Nguyễn Thiêm, 2010).
Thương hiệu cũng là tâm điểm của lý thuyết và nghệ thuật marketing hiện đại. Có rất nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau xoay quanh thuật ngữ này. Theo định nghĩa của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (1960): Thương hiệu là tên, biểu tượng, ký hiệu, kiểu dáng hay một sự phối hợp của các yếu tố trên nhằm nhận dạng sảnphẩm hay dịch vụ của một nhà sản xuất và phân biệt với các thương hiệu của đối thủ cạnh tranh. Ở góc độ tiếp cận này, khái niệm thương hiệu được tiếp cận dưới góc độ sản phẩm và là những dấu hiệu nhận biết, phân biệt một cách trực quan. Khái niệm thương hiệu này được đồng nhất với nhãn hiệu.
Ngày nay, thương hiệu mang ý nghĩa rộng hơn, “thương hiệu là tổng hợp tất cả các yếu tố vật chất, thẩm mỹ, lý tính và cảm tính của một sản phẩm, bao gồm bản thân sản phẩm, tên gọi, biểu tượng, hình ảnh và mọi sự thể hiện của sản phẩm đó, dần được tạo dựng qua thời gian và chiếm lĩnh vị trí rõ ràng trong tâm trí khách hàng” (An Thị Thanh Nhàn và Lục Thị Thu Hường, 2010). Theo khái niệm này, thương hiệu được tiếp cận dưới góc độ sản phẩm của doanh nghiệp được định vị trong tâm trí của khách hàng. Như vậy, cho tới nay, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về thương hiệu. Tuy nhiên, thương hiệu là những dấu ấn, hình tượng tích cực và uy tín của sản phẩm và doanh nghiệp đọng lại trong tâm trí của khách hàng và là tiền đề quan trọng cho hành động mua sắm và tiêu.
Như vậy, Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ đưa ra khái niệm: “ Thương hiệu là một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng, hoặc hình vẽ, kiểu thiết kế,… hoặc tập hợp của các yếu tố trên nhằm xác định hoặc phân biệt hàng hoá dịch vụ của một người bán, hoặc nhóm người bán với hàng hoá và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh”.
Giá trị thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong chiến lược marketing lẫn kinh doanh, đây có thể được xem là những yếu tố đại diện cho niềm tin, cam kết thương hiệu về sản phẩm, dịch vụ hay ngay cả những trải nghiệm của khách hàng. Giá trị khác biệt nhất, mạnh mẽ nhất, độc đáo nhất của một thương hiệu được xem như là giá trị cốt lõi của thương hiệu đó. Đây được xem như mục tiêu mà mọi hoạt động của thương hiệu đó hướng tới, dù cho đó là quá trình xây dựng, hoạt động hay phát triển.
• Thông thường, giá trị cốt lõi của thương hiệu sẽ phải được xác định đầu tiên để rồi qua đó mới thực hiện được những hoạt động khác để phát triển doanh nghiệp.
• Giá trị thương hiệu có thể hiểu là giá trị tài chính của thương hiệu đó. Để xác định giá trị của thương hiệu thì trước hết, tổ chức, doanh nghiệp phải ước lượng giá trị thương hiệu của mình trên thị trường
Giá trị thương hiệu là giá trị thương hiệu quy về mặt tài chính, khi mà thương hiệu đó được mua hay bán, còn tài sản thương hiệu thì sẽ được hình thành trên những nhận thức, lòng trung thành xuất phát từ chính khác hàng. Trên thế giới có một số định nghĩa về giá trị thương hiệu như sau:
– Keller (1993, 1998) cho rằng Giá trị của thương hiệu chính là kiến thức của khách hàng (brand knowledge) về thương hiệu đó.
Kiến thức của khách hàng này bao gồm hai thành phần chính: Nhận biết thương hiệu (brand awareness) – Ấn tượng về thương hiệu (brand image).
– Aaker (1996) đề nghị bốn thành phần của giá trị tài sản thương hiệu.
• Các thuộc tính đồng hành của thương hiệu (brand associations) như tên một địa phương, một nhân vật gắn liền với thương hiệu, bằng sáng chế (patents), nhãn hiệu cầu chứng (trademarks), mối quan hệ với kênh phân phối.
– Lassar (1995) đề nghị năm thành phần của giá trị tài sản thương hiệu:
• Giá trị cảm nhận Ấn tượng thương hiệu;
• Lòng tin về thương hiệu của khách hàng
• Cảm tưởng khách hàng về thương hiệu;
Các quan điểm trên đây có nhiều điểm tương đồng, tuy nhiên cũng có một số khác biệt. Điều này cho thấy giá trị thương hiệu là một khái niệm đa thành phần bao gồm nhiều thành phần. Ý nghĩa của thuật ngữ này được bàn luận dưới các góc độ khác nhau cho những mục đích khác nhau.
Trong dòng chảy phát triển của nền kinh tế thị trường thế giới hội nhập và phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Thương hiệu có ý nghĩa kinh tế có tác động và đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như sự tăng trưởng kinnh tế của các quốc gia. Giá trị của thương hiệu không thể đo đếm được cụ thể, nhưng nó được thể hiện ở khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp luôn luôn phải quản trị và phát triển thương hiệu một cách mạnh mẽ, bền vững hơn để phát triển kinh doanh doanh nghiệp