“GDP bình quân đầu người 95,6 triệu một năm, lương bình quân của người lao động 8,5 triệu một tháng, 102 triệu đồng năm, sao cao vậy, tôi chẳng tin, bởi vì xung quanh tôi đa số mọi người đều thấp hơn con số ấy”. Đấy là suy nghĩ của rất nhiều người sau khi nghe Tổng cục Thống kê công bố về số liệu GDP và GDP đầu người của Việt Nam năm 2022.
“GDP bình quân đầu người 95,6 triệu một năm, lương bình quân của người lao động 8,5 triệu một tháng, 102 triệu đồng năm, sao cao vậy, tôi chẳng tin, bởi vì xung quanh tôi đa số mọi người đều thấp hơn con số ấy”. Đấy là suy nghĩ của rất nhiều người sau khi nghe Tổng cục Thống kê công bố về số liệu GDP và GDP đầu người của Việt Nam năm 2022.
Trong EU, Luxembourg có GDP bình quân đầu người cao nhất với mức 119.200 EUR, do số lượng lớn các tổ chức tài chính đặt tại Luxembourg và thực tế nhiều người làm việc tại Luxemburg nhưng không sống tại đây. Vị trí thứ hai thuộc về Ireland với mức 98.300 EUR và xếp thứ ba là Đan Mạch với mức 63.700 EUR. Trong 27 quốc gia EU, Bulgaria có GDP bình quân đầu người thấp nhất ở mức 12.400 EUR, thấp hơn 2,5 lần so với mức trung bình của EU là 35.200 EUR.
Tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Hà Lan năm 2022 là 3,5% so với 2021, hơn các đối tác chính của Hà Lan trong EU là Đức (tăng 1,1%), Bỉ và Pháp (đều tăng 2,2%).
Bảng số liệu GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc giai đoạn (1960 - 2022) được sắp xếp thứ tự theo thời gian từ hiện tại đến quá khứ.
GDP bình quân đầu người cao thường tương quan với mức sống cao, mặc dù GDP bình quân đầu người rất nhạy cảm với sự thay đổi về quy mô dân số.
Ví dụ, vào năm 2023, Luxembourg có tổng GDP là 87 tỷ USD, cao thứ 69 trên thế giới.
Tuy nhiên, do dân số chỉ khoảng 600.000 người nên GDP bình quân đầu người là hơn 132.000 USD; cao nhất so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Ngược lại, Trung Quốc có tổng GDP là 27,31 nghìn tỷ USD và GDP bình quân đầu người chỉ 19.098 USD vì nước này có dân số cao thứ nhì thế giới với hơn một tỷ người trong phạm vi biên giới của mình.
Phần lớn các quốc gia được Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF xếp hạng trong số 10 quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất là các nền kinh tế có quy mô nhỏ, phát triển cao và dân số thấp.
GDP bình quân đầu người cao cũng là một đặc điểm của các xã hội có công nghệ tiên tiến vì việc sử dụng công nghệ cho phép các nền kinh tế đó tăng năng suất và sản xuất nhiều hàng hóa hơn với ít lao động hơn.
Dưới đây là 10 quốc gia có GDP danh nghĩa bình quân đầu người cao nhất thế giới vào năm 2023, tính bằng đô la Mỹ:
Luxembourg, Ireland và Na Uy dẫn đầu bảng xếp hạng với GDP bình quân đầu người hơn 100.000 USD . Luxembourg là trung tâm dịch vụ tài chính quan trọng ở châu Âu, Ireland là trụ sở của nhiều tập đoàn đa quốc gia và Na Uy là một trong những nhà xuất khẩu năng lượng lớn nhất trong khu vực, điều này đã giải thích phân nào cho sự thịnh vượng của các quốc gia này.
Các quốc gia giàu có với quy mô dân số nhỏ hơn có xu hướng nằm ở top thịnh vượng nhất thế giới. Theo IMF, Luxembourg chỉ có khoảng hơn 600.000 người, đây là một thành phố khá nhỏ so với các quốc gia đông dân hơn. Luxembourg là một trung tâm công nghệ và trung tâm dữ liệu, thu hút một số tập đoàn lớn thành lập trụ sở chính ở Châu Âu tại đây. Mức thuế thấp cũng khiến Luxembourg trở thành nơi đầu tư lý tưởng và là nơi cất giữ tài sản hấp dẫn cho những người giàu có ở Châu Âu. Thực tế, trong top 10 chỉ có Mỹ và Australia có dân số trên 10 triệu người.
GDP là viết tắt của Gross Domestic Product hay còn gọi là Tổng sản phẩm trong nước.
Theo Nghị định 94/2022/NĐ-CP tổng sản phẩm trong nước là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này có nghĩa trong GDP không tính các giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ đã sử dụng ở các khâu trung gian trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. GDP biểu thị kết quả sản xuất do các đơn vị thường trú tạo ra trong lãnh thổ kinh tế của một quốc gia.
Còn GDP bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia trong năm chia cho dân số trung bình trong năm tương ứng.
Theo Tổng cục Thống kê tính đến năm 2023 quy mô nền kinh tế Việt Nam theo GDP ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD . GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284,5 USD, tăng 160 USD so với năm 2022. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 199,3 triệu đồng/lao động (tương đương 8.380 USD/lao động, tăng 274 USD so với năm 2022); theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 3,65% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2023 ước đạt 27%, cao hơn 0,6 điểm phần trăm so với năm 2022).
Căn cứ Điều 9 Nghị định 94/2022/NĐ-CP quy định tính các chỉ tiêu phục vụ biên soạn tổng sản phẩm, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) thực hiện:
- Tổng hợp, xử lý thông tin đầu vào đã được thu thập như sau:
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) trực tiếp thu thập thông tin; tổng hợp thông tin từ bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tập đoàn, tổng công ty nhà nước để biên soạn GDP, GRDP.
+ Bộ, ngành cung cấp thông tin phục vụ biên soạn GDP, GRDP theo quy định của chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
+ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cung cấp thông tin phục vụ biên soạn GDP, GRDP theo Biểu 01/TKQG, Biểu 02/TKQG, Biểu 03/NLTS, Biểu 04/NLTS, Biểu 05/CNXD và Biểu 06/TMDV quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 94/2022/NĐ-CP.
+ Tập đoàn, tổng công ty nhà nước cung cấp thông tin phục vụ biên soạn GDP, GRDP theo Biểu 01/TCT, Biểu 02/TCT, Biểu 03/TCT, Biểu 04/TCT, Biểu 05/TCT, Biểu 06/TCT, Biểu 07/TCT, Biểu 08/TCT, Biểu 09/TCT và Biểu 10/TCT quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 94/2022/NĐ-CP.
- Tính các chỉ tiêu theo phạm vi cả nước gồm:
+ Trị giá hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
+ Trị giá dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu;
+ Thuế sản phẩm, trợ cấp sản phẩm và các chỉ tiêu thống kê khác.
- Tính các chỉ tiêu theo phạm vi vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm:
+ Thuế sản phẩm, trợ cấp sản phẩm và các chỉ tiêu thống kê khác.
- Hoàn thiện, giải trình kết quả tính các chỉ tiêu phục vụ biên soạn GRDP sau khi thống nhất số liệu giữa trung ương và địa phương.
Quan sát Biểu đồ GDP bình quân đầu người của Úc giai đoạn 1960 - 2022 chúng ta có thể thấy trong gian đoạn 1960 - 2022 chỉ số GDP bình quân đầu người:
GDP bình quân đầu người là một trong những thước đo sự thịnh vượng chung, nhưng nó cũng có những hạn chế riêng.
Đầu tiên, đây là thước đo sản lượng kinh tế mỗi người, không phải thu nhập cá nhân hay tiết kiệm hộ gia đình nên có những hạn chế rõ ràng trong một số trường hợp nhất định, chẳng hạn như ở Ireland, nơi sự hiện diện của các tập đoàn đa quốc gia làm xáo trộn sản lượng chung của mỗi người.
Thứ hai, các quốc gia có dân số nhỏ hơn sẽ có thứ hạng tốt hơn. Hầu hết nền kinh tế lớn nhất thế giới (Trung Quốc, Ấn Độ, Anh, Pháp) không lọt vào top 10. Những thước đo khác về mức sống tốt, một số trong đó là vô hình về mặt kinh tế – nhân quyền, tự do ngôn luận – hoàn toàn không được tính đến.
Cuối cùng, một trong những hạn chế lớn của việc sử dụng GDP bình quân đầu người là không tính đến sức mạnh của đồng nội tệ. Hàng hóa phi thương mại ở một quốc gia (dịch vụ, phương tiện giao thông địa phương, trường học, v.v.) không được định giá khi sử dụng chuyển đổi tỷ giá hối đoái. GDP Per Capita cũng không tính đến sự khác biệt về giá giữa các quốc gia - ví dụ, rau tươi ở Ấn Độ rẻ hơn nhiều so với ở Canada.
Để giải quyết vấn đề này, các nhà kinh tế sử dụng chỉ số ngang giá sức mua (PPP) và chuyển đổi thành một loại tiền tệ chung để thể hiện sự thịnh vượng tương đối cho nền kinh tế tương. GDP Per Capita được điều chỉnh theo lạm phát và sự khác biệt về chi phí sinh hoạt giữa các quốc gia.
Nhìn chung, GDP bình quân đầu người đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định sự tăng trưởng và thịnh vượng nội bộ của đất nước. GDP Per Capita cũng giúp so sánh một quốc gia với các quốc gia khác trên toàn cầu. Theo số liệu cụ thể này, các chính phủ có thể xem xét phân bổ nguồn lực để phát triển hoặc kiểm soát kinh tế hoặc dân số.
Hy vọng bài viết này của Vietcap đã giúp mọi người hiểu hơn về chỉ số kinh tế GDP bình quân đầu người (GDP Per Capita). Xem nhiều hơn tại Vietcap Academy. Chúc các nhà đầu tư thành công!
TTO - Chính phủ xác định chủ đề điều hành của năm 2022 là "Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển" với mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 6 - 6,5%, GDP bình quân đầu người đạt 3.900 USD.
GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc vào năm 2022 là 32,422.57 USD/người theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng thế giới. Theo đó chỉ số GDP bình quân đầu người Hàn Quốc giảm 2,719.69 USD/người so với con số 35,142.26 USD/người trong năm 2021.
Ước tính GDP bình quân đầu người Hàn Quốc năm 2023 là 29,913.36 USD/người nếu vẫn giữ nguyên tốc độ tăng trưởng như năm vừa rồi. Với giả định tình hình kinh tế Hàn Quốc và kinh tế thế giới không có nhiều biến động.
Số liệu GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc được ghi nhận vào năm 1960 là 158.27 USD/người, trải qua khoảng thời gian 62 năm, đến nay giá trị GDP bình quân đầu người mới nhất là 32,422.57 USD/người. Đạt đỉnh tăng trưởng cao nhất 35,142.26 USD/người vào năm 2021.