Dự Báo Ngành Gỗ 2022 Tháng 6

Dự Báo Ngành Gỗ 2022 Tháng 6

Hiện nay ước tính gỗ nguyên liệu trong nước đáp ứng được 75.2% nhu cầu nguyên liệu. Còn lại 24.8% gỗ phải nhập khẩu.

Hiện nay ước tính gỗ nguyên liệu trong nước đáp ứng được 75.2% nhu cầu nguyên liệu. Còn lại 24.8% gỗ phải nhập khẩu.

Một số lưu ý các doanh nghiệp sản xuất trong ngành gạo cần quan tâm

Hiện nay, chế biến lúa gạo đã cơ bản hoàn thiện các khâu, việc sử dụng các phụ phẩm trong quá trình chế biến lúa gạo, vỏ trấu hay cám gạo… đều cùng đạt được giá trị gia tăng lớn. Tuy nhiên, thời gian tới, doanh nghiệp cũng cần phối hợp với địa phương chặt chẽ hơn nữa trong việc xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo theo hướng xanh, sạch, bền vững.

Sản xuất theo xu hướng bền vững và hướng tới lợi ích xã hội – môi trường đang là hình thức nhiều doanh nghiệp tập trung phát triển. Ngành gạo cũng không nằm ngoài xu thế. Người nông dân và ngành nông nghiệp các địa phương cần phải thay đổi cách tiếp cận hướng tới nền nông nghiệp xanh hướng tới môi trường, giảm thiểu thải khí nhà kính. Theo một số chuyên gia, vấn đề khó nhất trong việc thực hiện chính là chuyển đổi nhận thức của người nông dân, của chính quyền và doanh nghiệp.

Để hướng tới sản xuất lúa gạo theo hướng bảo vệ môi trường, bền vững, hiện nay các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long đã có những giải pháp đưa vào sản xuất các giống lúa chịu mặn cho vùng đồng bằng ven biển. Bên cạnh đó còn ứng dụng quy trình sản xuất “1 phải 5 giảm” nhằm tiết kiệm vật tư đầu vào từ đó nhằm giảm thải khí nhà kính và tăng thu nhập cho hộ nông dân.

Nhiều địa phương hiện nay đã có nền tảng chuyển đổi, cấu trúc lại ngành nông nghiệp. Nhiều nơi đã bắt đầu xuất hiện các mô hình nông nghiệp sinh thái, tích hợp đa tầng, thuận thiên như tôm-lúa ở bán đảo Cà Mau hay chuyển đổi từ độc canh sang đa canh và xen canh tại các vùng Đồng Tháp Mười,…

Để bảo đảm tăng trưởng xanh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đang có những hoạt động khác phối hợp các địa phương hỗ trợ nông dân đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Có thể kể đến như hoạt động sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP hay sản xuất lúa bền vững, hữu cơ và cả thực hiện cơ giới hóa đồng bộ trong canh tác,…

Bên cạnh những tăng trưởng tích cực, hoạt động xuất khẩu gạo vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi chưa thực sự đa dạng hóa được thị trường, vẫn đang có dấu hiệu phụ thuộc vào một thị trường trọng điểm như Philippines hoặc Trung Quốc. Ngoài ra, thị trường châu Phi còn đang có dấu hiệu sụt giảm sản lượng xuất khẩu.

Chi phí sản xuất cũng bị gia tăng do giá vật tư nông nghiệp đầu vào tăng mạnh, đẩy chi phí dành cho việc thu mua thóc, gạo hàng hóa lên cao, gây áp lực cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo. Vì thế, công tác phát triển thị trường cần được đặc biệt chú tâm tăng cường hỗ trợ, bảo đảm tính tương xứng với tiềm năng ngành hàng.

Riêng đối với thị trường xuất khẩu đòi hỏi chất lượng cao như EU, loại gạo xuất khẩu chủ yếu là gạo thơm, các doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý đến công tác hoàn thiện hồ sơ đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm để được chấp nhận hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU. Cùng với đó, EU cũng đang liên tục thay đổi quy định về mức dư lượng trong thuốc bảo vệ thực vật trên đơn vị nông sản nên vì thế các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần hết sức quan tâm cập nhật và kịp thời thực hiện.

Để sản xuất lúa gạo phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của nhiều quốc gia trên thế giới và với định hướng phát triển ngành hàng lúa gạo tại Việt Nam, vào cuối tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 583/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam cho đến năm 2030.

Theo đó, chuyển dịch cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu sẽ theo hướng giữ tỷ trọng gạo trắng, hạt dài phẩm cấp cao ở mức hợp lý (khoảng từ 15-20%), bên cạnh đó giảm tỷ trọng gạo phẩm cấp trung bình và thấp đồng thời tăng tỷ trọng gạo thơm, gạo đồ, gạo japonica, gạo hữu cơ. Ngoài ra, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ lúa gạo, gạo có vi chất dinh dưỡng hay bột gạo, mỹ phẩm từ gạo, vv…

Đồng thời quyết định thực hiện chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu theo hướng bền vững, khai thác hiệu quả nhu cầu nhập khẩu gạo của các thị trường trọng điểm và cả truyền thống; chú trọng phát triển các thị trường có nhu cầu nhập khẩu gạo giá trị cao cùng các sản phẩm chế biến sâu từ gạo.

Xem thêm thông tin xuất khẩu gạo năm 2022 tại đây:

The export price of Vietnamese rice is the highest in the world in 2022

Những thông tin trên được cập nhật từ “Báo cáo ngành gạo Việt Nam quý 2/2023”. Báo cáo cung cấp đầy đủ thông tin về kinh tế vĩ mô, cung – cầu thương mại của ngành gạo, các thông tin liên quan và dự báo từ những dữ liệu được cập nhật mới nhất.

ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN BÁO CÁO NGÀNH GẠO

VIRAC có thể nghiên cứu, làm báo cáo customize để đáp ứng những nhu cầu đặc biệt, chuyên sâu của khách hàng. Đăng ký đề bài TẠI ĐÂY.

VIRAC cung cấp hơn 20 ngành kinh tế như: Bất động sản, Bột giấy và Giấy, Da giầy, Dầu khí, Dệt may, Điện, Đồ uống, Dược phẩm, Gỗ, Hàng không, Hóa chất, Kinh tế vĩ mô, Linh kiện điện tử, Logistics, Lưu trú, Nhựa, Ô tô, Than, Thép, Thức ăn chăn nuôi, Thực phẩm, Vật liệu xây dựng, Khoáng sản, Viễn thông, Xi măng,….

Liên hệ để được tư vấn nhanh nhất:

VIRAC được thành lập bởi đội ngũ nhân sự uy tín và có chuyên môn về thông tin, tài chính và nghiên cứu thị trường trong khu vực. VIRAC chuyên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến:

Ngành gỗ Việt Nam trong những tháng đầu năm 2023 còn gặp nhiều khó khăn. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Dự báo từ nay đến cuối năm ngành gỗ có khởi sắc nhưng khó tăng trưởng vượt trội. Các biện pháp hỗ trợ ngành gỗ của chính phủ là rất cần thiết vào lúc này.

Thông tin dưới đây được tổng hợp từ hệ thống dữ liệu kinh tế Data Factory và báo cáo của VIRAC. Data Factory là hệ thống hàng đầu tại Việt Nam, cung cấp dữ liệu của các ngành kinh tế tại Việt Nam danh cho các đối tượng cá nhân, sinh viên, người làm nghiên cứu. Trải nghiệm Data Factory ngay!

Xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tháng 12 năm 2022

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 12/2022 đạt 1,3 tỷ USD, tăng 11,5% so với tháng 11/2022, nhưng giảm 8,4% so với tháng 12/2021. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 875 triệu USD, tăng 15% so với tháng 11/2022, nhưng giảm 18,6% so với tháng 12/2021. Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 16 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2021. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 11,04 tỷ USD, giảm 0,3% so với năm 2021.

– Theo thống kê từ số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ trong tháng 12/2022 đạt 798,6 triệu USD, giảm 18,6% so với tháng 12/2021. Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ đạt 10 tỷ USD, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm 2021.

– Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Mỹ trong tháng 12/2022 đạt 678 triệu USD, giảm 18,9% so với tháng 12/2021. Trong năm 2022, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Mỹ đạt 8,7 tỷ USD, giảm 1,3% so với năm 2021.

– Theo số liệu thống kê sơ bộ, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 10 ngày đầu tháng 01/2023 đạt 369,4 triệu USD, tăng 19,5% so với kỳ trước đó.

– Theo thống kê từ số liệu của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu gỗ nguyên liệu của Việt Nam tháng 12/2022 đạt 440,2 nghìn m³, trị giá 157,2 triệu USD, giảm 9,2% về lượng và giảm 7,7% về trị giá so với tháng 11/2022; tuy nhiên so với tháng 12/2021 lại tăng 17,2% về lượng và tăng 6,6% về trị giá. Tính chung năm 2022, nhập khẩu gỗ nguyên liệu đạt 5,993 triệu m³, trị giá 2,270 tỷ USD, giảm 4,3% về lượng, nhưng tăng 5,2% về trị giá so với năm 2021.

– Theo thống kê từ số liệu của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu gỗ lim của Việt Nam tháng 12/2022 đạt 57,9 nghìn m³, trị giá 23,2 triệu USD, tăng 7,8% về lượng và tăng 8,4% về trị giá so với tháng 11/2022; so với tháng 12/2021 tăng 203,5% về lượng và tăng 210,8% về trị giá. Tính chung năm 2022, nhập khẩu gỗ lim đạt 557,3 nghìn m³, trị giá 226,0 triệu USD, tăng 46,3% về lượng và tăng 43,6% về trị giá so với năm 2021.

– Theo thống kê từ số liệu của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Mỹ về Việt Nam trong tháng 12/2022 có tháng thứ tư liên tiếp giảm, đạt 44,16 nghìn m3, với trị giá 19,19 triệu USD, giảm 17,8% về lượng và giảm 21,9% về trị giá so với tháng 11/2021; tăng 25,4% về lượng, nhưng giảm 2,6% về trị giá so với tháng 12/2021. Tính chung trong năm 2022, nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Mỹ về Việt Nam đạt 689,43 nghìn m3, trị giá 327,11 triệu USD, tăng 0,8% về lượng và tăng 2,8% về trị giá so với năm 2021.

– Theo thống kê sơ bộ, trong 10 ngày đầu tháng 01/2023, Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu đạt 49,4 triệu USD, tăng 33,0% so với kỳ trước.