Căn cứ theo QUY CHẾ ĐÀO TẠO VÀ HỌC VỤ BẬC ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG tại trang web Phòng Đào tạo www.aao.hcmut.edu.vn>> Sinh viên >> Quy chế (Điều 31, phụ lục 2)
Căn cứ theo QUY CHẾ ĐÀO TẠO VÀ HỌC VỤ BẬC ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG tại trang web Phòng Đào tạo www.aao.hcmut.edu.vn>> Sinh viên >> Quy chế (Điều 31, phụ lục 2)
Nếu các bạn không thi GMAT thì có thể lựa chọn GRE cho mục đích theo học chương trình cao học tại Mỹ. Đây là bài thi kiểm tra kiến thức, khả năng nghiên cứu trong các ngành xã hội, kỹ thuật và cả những nhóm ngành khác. Khi tham gia GRE các bạn cần hoàn thành bài thi chung trong 3 tiếng 45 phút. Bài thi sẽ đánh giá cơ bản về khả năng ngôn ngữ, nghiên cứu, suy luận,... để đảm bảo bạn đủ khả năng theo đuổi cao học.
Đối với những bạn theo học các chương trình Toán, Lý, Hoá, Sinh, Ngữ văn (bằng tiếng Anh), Sinh hoá, Khoa học máy tính và Tâm Lý học sẽ cần hoàn thành bài thi chuyên ngành. Bài thi sẽ kéo dài 3 tiếng 30 phút, nhằm kiểm tra kiến thức và khả năng suy luận của bạn đối với lĩnh vực đặc thù này.
Bài thi GRE dường như là bắt buộc với một số trường đại học tại Bắc Mỹ nếu các bạn muốn học Cao học. Một số sinh viên đôi khi lựa chọn thi GRE thay vì GMAT để có nhiều khả năng trúng tuyển cao học hơn tại Mỹ.
Khác với các yếu tố trên là học sinh chỉ cần đạt đủ yêu cầu các trường đại học/cao đẳng Mỹ đề ra thì thì bài luận cá nhân lại yêu cầu các bạn học sinh thể hiện thật tốt khả năng tư duy cũng như cá tính của mình. Sẽ không có một yêu cầu hoặc hướng dẫn cụ thể nào về việc viết bài luận ra sao để thu hút hội đồng tuyển sinh các trường đại học/cao đẳng Mỹ. Thay vào đó, các bạn học sinh phải thể hiện năng lực của bản thân bao gồm khả năng tư duy, phân tích, triển khai và phản biện vấn đề... sao cho hội đồng tuyển sinh cảm nhận được.
Tuy nhiên khi viết bài luận du học Mỹ, sai lầm phổ biến của các bạn học sinh đang mắc phải là cố gắng viết một bài luận xin học bổng du học Mỹ thật dài để thuyết phục hội đồng tuyển sinh. Theo các chuyên gia, một bài luận có dung lượng đạt tiêu chuẩn thường chỉ dài khoảng 650 từ với những lý luận đủ sức thuyết phục chắc chắn sẽ dễ thuyết phục hơn so với một bài luận dài mà không có hệ thống luận điểm rõ ràng.
Ngoài thành tích học tập nổi bật thì khi đi du học Mỹ, các bạn học sinh phải có đủ khả năng tài chính để chi trả toàn bộ các khoản chi phí trong suốt quá trình du học của mình. Vậy tại sao các bạn học sinh phải chứng minh tài chính khi chuẩn bị hồ sơ du học Mỹ? Chứng minh tài chính du học Mỹ có nghĩa là các bạn phải xác minh với các trường đại học/cao đẳng Mỹ rằng các bạn và gia đình có đủ khả năng tài chính để có thể chi trả học phí và các khoản phụ phí phát sinh trong quá trình du học của mình.
Ngoài ra, chứng minh khả năng tài chính còn bảo đảm việc học tập của các bạn không bị ảnh hưởng, không bị gián đoạn liên quan đến vấn đề tiền bạc trong suốt quá trình du học và đồng thời đó cũng là bằng chứng khẳng định rằng bạn đến quốc gia này để phục vụ cho mục đích học tập chứ không phải là một mục đích nào khác.
Khi chứng minh khả năng tài chính, bạn phải liệt kê các khoản chi trả của bản thân bao gồm khả năng chi trả các khoản học phí, chi phí ăn ở, sinh hoạt… Nhìn chung, chi phí trung bình thực tế cho một năm du học ở Mỹ là 70.000 USD – 75.000 USD. Tổng chi phí này hàng năm dự kiến tăng lên khoảng 5%. Tuy nhiên, đây mới chỉ mới là những chi phí trong khoảng thời gian đi học ở Mỹ, ngoài ra trước đó, mỗi gia đình phải đảm bảo chứng minh thu nhập cũng như tài sản sẵn có của gia đình trong ngân hàng hoặc những nơi lưu trữ hợp pháp khác.
Ngoài GPA thì thư giới thiệu là thứ giúp các bạn chứng minh được năng lực trước khi đi du học Mỹ. Thư giới thiệu là một thành phần không thể thiếu trong một bộ hồ sơ du học Mỹ bởi đó là lá thư mà bạn có thể nhờ một người thân thuộc như thầy cô, cố vấn học tập, giảng viên… để xác nhận những gì bạn học được ở một số lĩnh vực như: học tập, trong khi tham gia/giao lưu các hoạt động ngoại khóa. Thông qua thư giới thiệu, hội đồng tuyển sinh sẽ hiểu rõ hơn cá tính của bạn trong các hoạt động bạn tham gia dựa trên những gì mà người viết thư giới thiệu cung cấp.
Thư giới thiệu sẽ đóng vai trò khẳng định năng lực của bạn qua cái nhìn khách quan của người khác (cụ thể là các thầy cô giảng dạy tại ngôi trường cấp 3). Đây sẽ là tài liệu giúp hội đồng xét tuyển có cái nhìn toàn diện hơn về khả năng, ưu điểm, cá tính của bạn mà bảng điểm không thể thể hiện được.
Để có được thư giới thiệu cho hồ sơ du học, các bạn học sinh phải tìm đến thầy cô chủ nhiệm, các giáo viên giảng dạy một số môn học chính để nhờ họ viết thư. Người viết thư nên là người bạn đã từng làm việc cùng, và người đó hiểu rõ năng lực, nguyện vọng của bạn để có cách viết phù hợp và lời tiến cử cũng đáng tin cậy hơn.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chứng chỉ tiếng Anh phổ biến. Tùy thuộc vào mục đích của người sử dụng mà sẽ có những loại chứng chỉ phù hợp. Tuy nhiên đối với các bạn học sinh Việt Nam có ý định đi du học Mỹ, có 2 chứng chỉ phổ biến được các hội đồng tuyển sinh của các trường đại học/cao đẳng Mỹ sử dụng là IELTS và TOEFL.
IELTS là hệ thống kiểm tra khả năng ngoại ngữ, trình độ tiếng Anh được áp dụng phổ biến hiện nay. Ielts được triển khai lần đầu tiên vào năm 1989 bởi 3 tổ chức:
Hiện nay Ielts là chứng chỉ ngoại ngữ giá trị trên toàn cầu trong cả học tập lẫn công việc. (IELTS (viết tắt của International English Language Testing System) là bài kiểm tra trình độ tiếng Anh quan trọng và phổ biến nhất thế giới cho mục đích học tập, làm việc và định cư tại quốc gia sử dụng Tiếng Anh để giao tiếp hàng ngày. Bài kiểm tra IELTS sẽ kiểm tra 4 kỹ năng chính: Nghe, Nói, Đọc và Viết. Về thang điểm, IELTS sẽ được chấm từ 1.0 - 9.0 tùy thuộc vào trình độ tiếng Anh của bạn được thể hiện trong bài thi này.)
Khi thi Ielts thì các bạn có 2 sự lựa chọn là Ielts Academic (học thuật) và Ielts General Training Module (thông thường). Nếu các bạn muốn dùng chứng chỉ Ielts để du học thì cần có chứng chỉ Ielts Academic. Còn Ielts General Training Module phục vụ cho nhu cầu định cư hoặc tham gia học nghề tại Mỹ.
(TOEFL (Test Of English as a Foreign Language) có thể hiểu đơn giản là bài kiểm tra tiếng Anh tiêu chuẩn nhằm đánh giá khả năng thông thạo tiếng Anh của người dự thi trong 4 lĩnh vực: nghe, nói, đọc, viết. Đây là bài kiểm tra năng lực tiếng Anh quốc tế của ETS (Viện khảo thí về giáo dục của Mỹ). )
So với Ielts thì TOEFL được dùng khá phổ biến tại Mỹ và là điều kiện đầu vào của nhiều cao đẳng, đại học. TOEFL cũng được đánh giá là đề thi dễ hơn so với chứng chỉ IELTS 4 kỹ năng. Vậy nên, đây vẫn là lựa chọn của nhiều bạn học sinh khi có nhu cầu du học Mỹ. Để lấy chứng chỉ TOEFL, các bạn có thể lựa chọn thi 1 trong 3 dạng sau:
SAT là kỳ thi tiêu chuẩn kiểm tra kiến thức nền tảng của học sinh trước khi tham gia vào bậc đại học, cao đẳng tại Mỹ. Đây là bài thi bắt buộc đối với học sinh Mỹ và du học sinh quốc tế khi muốn tham gia học tập tại quốc gia này. Kỳ thi SAT được tổ chức bởi ETS (Educational Testing Service) giống như TOEFL. Hiện tại, SAT có hai loại bài thi chính như sau:
Điểm trung bình (GPA – viết tắt của Grade Point Average) là yêu cầu tiên quyết của các trường đại học Mỹ khi quyết định xét yêu cầu nhập học hoặc xét duyệt học bổng của bạn. Học sinh có điểm GPA cao đồng nghĩa với việc các bạn thực sự chú trọng đến quá trình học tập và tham gia các hoạt động tại ngôi trường cấp 3 mình đang theo học. Từ đó, các trường đại học Mỹ sẽ nhìn thấy và sẽ quyết định xem bạn có đủ điều kiện nhập học hoặc nhận được học bổng du học hay không.
Tùy vào các trường đại học của Mỹ mà họ sẽ có những tiêu chuẩn về điểm GPA riêng. Đối với các trường trong TOP 100 của Mỹ sẽ có tiêu chuẩn về GPA từ 7.5 đổ lên. Các trường đại học còn lại của Mỹ yêu cầu GPA từ 6.5 trở lên để có thể đủ điều kiện theo học tại trường.