MST: 0100255844, cấp ngày 11/12/2008
MST: 0100255844, cấp ngày 11/12/2008
Doanh nghiệp nên thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường khi muốn:
Mở rộng hoạt động kinh doanh: Thâm nhập thị trường giúp mở rộng thị trường, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó tăng doanh số bán hàng, lợi nhuận
Tiếp cận tệp khách hàng mới: Thị trường mới đồng nghĩa với việc tiếp cận các đối tượng khách hàng tiềm năng mới, từ đó tăng cơ hội bán hàng
Tăng cường lợi thế cạnh tranh: Thâm nhập thị trường, mở rộng quy mô giúp doanh nghiệp tăng cường lợi thế hơn so với các đối thủ cùng ngành hàng
Đáp ứng nhu cầu của thị trường: Thị trường thay đổi liên tục, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải thâm nhập thị trường mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Nguồn lực mới: Nguồn nhân lực, nguyên liệu, vật tư, công nghệ ở môi trường mới.
Công ty Cổ Phần Tập đoàn Trung Nguyên xuất thân là một quán cà phê nhỏ được thành lập bởi ông Đặng Lê Nguyên Vũ tại Buôn Ma Thuột – thủ phủ cà phê Việt Nam. Trung Nguyên hoạt động chính trong lĩnh vực: sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê và nhượng quyền thương hiệu cà phê Trung Nguyên. Cà phê Trung Nguyên là một trong những thương hiệu nổi tiếng hàng đầu Việt Nam.
Về lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê, Tập đoàn có những sản phẩm tiêu biểu như: cà phê Trung nguyên cao cấp (cà phê chồn Weasel, cà phê chồn Legendee, sáng tạo 8), cà phê rang xay, cà phê hạt nguyên chất, cà phê hòa tan G7, cà phê tươi. Đến nay, sản phẩm của Trung Nguyên đã được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia trên toàn cầu, tiêu biểu như: Mỹ, Canada, Nga, Anh, Đức, Nhật Bản…
Về lĩnh vực nhượng quyền thương hiệu, Công ty Cổ Phần Trung Nguyên Franchising đã được thành lập năm 2011 để quản lý chuỗi không gian cà phê Trung Nguyên. Đến nay, Tập đoàn đã nhượng quyền thành công hai thị trường vô cùng phát triển là Nhật Bản và Singapore.
Về quy mô sản xuất, Tập đoàn hiện có 3 nhà máy: 1 nhà máy cà phê tại Sài Gòn, 2 nhà máy cà phê hòa tan Trung Nguyên tại Bình Dương và Bắc Giang cùng với đó là trang thiết bị máy móc hiện đại có thể cung cấp ra thị trường những sản phẩm cà phê chất lượng nhất, thơm ngon nhất, xứng danh thương hiệu cà phê của người Việt.
Trong quá trình thực hiện các chiến dịch, doanh nghiệp cần thường xuyên thu thập phản hồi của khách hàng trên các trang mạng xã hội, nhân viên chăm sóc khách hàng, website, diễn đàn,... nhằm hiểu rõ hơn nữa những mong muốn, kỳ vọng của họ. Hoạt động này cũng đồng thời giúp doanh nghiệp xem xét các giá trị mà sản phẩm mang lại cho khách hàng, từ đó có những điều chỉnh, cải tiến cho phù hợp.
Cà phê nằm trong nhóm hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, cà phê xuất khẩu Việt Nam hiện đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Brazil, có mặt hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tập trung chủ yếu ở những thị trường lớn như: Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Italia, Bỉ, Anh và các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản,…
Kim ngạch xuất khẩu quý I/2022, cà phê đã bứt tốc với mức tăng trưởng trên 60%, mang về giá trị xuất khẩu đạt 1,3 tỷ USD. Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng gần 25% so với cùng kỳ là yếu tố giúp kim ngạch tăng mạnh như vậy. Đây cũng là giá trị kim ngạch xuất khẩu cà phê tính theo quý cao nhất từ trước đến nay của ngành hàng cà phê.
Cụ thể, ba tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 58.700 tấn, kim ngạch 1,3 tỷ USD, tăng hơn 28% về lượng và hơn 60% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Đây chính là lợi thế và xu hướng mà ngành nông nghiệp đang hướng tới, đó là giảm số lượng, tăng chất lượng để tăng cao giá trị các mặt hàng xuất khẩu.
Theo Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam, sở dĩ kim ngạch xuất khẩu cà phê những tháng đầu năm tăng mạnh là do giá trị xuất khẩu bình quân của nhóm hàng cà phê tăng đã đạt mức 2.237 USD/tấn, giá trị bình quân tăng tới 26,45%.
Năm 2022, cà phê Việt Nam chinh phục được nhiều thị trường lớn, đặc biệt là các thị trường Mỹ, Châu Âu (Đức, Bỉ, Italia nhập khẩu cà phê Việt Nam với số lượng rất lạc quan), Nhật Bản, Vương quốc Anh…
Với giá trị kim ngạch chỉ trong vòng 2,5 tháng nhưng đã mang về trên 1 tỷ USD, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã vượt qua nhóm hàng rau quả, xếp sau xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (trên 14 tỷ USD) và thủy sản (8,8 tỷ USD).
Dù còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kỳ vọng, xuất khẩu cà phê sẽ tiếp tục là “điểm sáng” xuất khẩu trong năm 2022, dù xung đột Nga – Ukraina khiến thị trường Châu Âu nhiều biến động.
Có thể nói tiềm năng thị trường xuất khẩu cà phê tại Việt Nam là rất lớn, chính vì vậy đây là cơ hội rất tốt cho thương hiệu cà phê Trung Nguyên nói riêng thâm nhập vào các thị trường quốc tế.
Theo chiến lược này, tính đến năm 2010, sản phẩm cà phê Trung Nguyên được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu, tiêu biểu như Mỹ, Canada, Nga, Anh, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Asean… Năm 2011, cà phê hòa tan G7 của Công ty Cà phê Trung Nguyên chính thức vào hệ thống siêu thị bán lẻ của hai tập đoàn hàng đầu thế giới là Costco (thứ 3 của Mỹ) và E-Mart (số 1 của Hàn Quốc).
Khi áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền, bên nhượng quyền (franchiser) sẽ cung cấp cho bên được nhượng quyền (franchisee) giấy phép kinh doanh, thương hiệu, tài liệu đào tạo, công thức chế biến…
Bên được nhượng quyền được phép bán sản phẩm và dịch vụ của bên nhượng quyền. Ngược lại bên nhượng quyền được trả tiền bản quyền thương hiệu. Lúc này, bên được nhượng quyền được coi là người mua thương hiệu của bên nhượng quyền và sẽ triển khai những hoạt động kinh doanh, bán hàng dưới tên thương hiệu của bên nhượng quyền. Ngoài ra bên nhượng quyền cũng có thể nhận được phần trăm doanh thu theo thỏa thuận.
Trung Nguyên là thương hiệu Việt Nam đầu tiên áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền trong nước và quốc tế từ năm 1998, chỉ hai năm sau khi xuất hiện trên thị trường. Chỉ trong một thời gian ngắn Trung Nguyên đã có khoảng 1,000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mỹ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina.
Đối tượng khách hàng của hệ thống này nhắm vào những ai muốn thưởng thức hương vị và cảm nhận giá trị của cà phê. Vì vậy, các quán này chỉ phục vụ những loại cà phê chất lượng tốt nhất với công nghệ tối tân cùng đội ngũ phục vụ được đào tạo và am hiểu kỹ lưỡng về cà phê. Từ đó, thể hiện được giá trị tinh hoa của cà phê, không chỉ cung cấp cà phê mà còn là cung cấp sự thỏa mãn, giá trị tinh thần của cà phê.
Ngoài ra, Mô hình G7 Mart của Trung Nguyên tiếp tục được xem là bước đột phá trong việc thực hiện nhượng quyền thương mại nhằm cạnh tranh với các nhà phân phối nước ngoài để chiếm lĩnh thị trường bán lẻ.Với hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu, các sản phẩm cà phê Trung Nguyên được sản xuất từ những hạt cà phê ngon nhất của vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột, kết hợp với công nghệ hiện đại và bí quyết riêng được giới thiệu đến tất cả mọi người tiêu dùng trong nước và trên thế giới.
Quá trình tiến hành chiến lược thâm nhập thị trường, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề như:
Bất kỳ chiến lược thâm nhập thị trường nào mà doanh nghiệp phát triển, cần kết nối với các chiến lược kinh doanh rộng hơn nhằm giúp đạt được các mốc quan trọng cụ thể. Nếu nhận thấy các chiến lược thâm nhập hiện tại không hỗ trợ các mục tiêu lớn hơn, doanh nghiệp nên xem xét để rút lui hoặc phân bổ lại các nguồn lực cho đến khi chiến lược đó trở nên phù hợp.